Do các bài viết của chúng ta đă khá nhiều,các bạn vào cũng đă thấy rối,v́ vậy việc theo dơi bài không thuận tiện.V́ vậy,tôi đă di chuyển khá nhiều topic ko có phản hồi,các topic đă lâu ko có phản hồi...vào thùng rác,các bạn muốn t́m lại bài cũ ḿnh đang theo dơi có thể t́m ở đó!
Vừa qua, những cơn mưa đă làm cho Hồ Sông Đà dần trở lại hoạt động b́nh thường. Nghĩ đến những vụ cắt điện mà thấy kinh khủng. Thế mới thấy được vài tṛ của con sông này. Vai tṛ đó chính là việc "tạo ra những cơ sở vật chất "để phục vụ con người sinh sống và "sản suất" văn hoá. Sông Đà, tên con sông đă thấy đẹp!
"Trong số gần 2.000 sông, suối ở tỉnh Lai Châu, sông Đà chiếm kỷ lục về nhiều phương diện, trở thành nét "văn hoá sông nước" đặc trưng tại huyện biên giới Mường Tè. Tới vùng đất này, bạn có thể cảm nhận được chất lăng mạn nguyên thuỷ Đà giang.
Khởi nguồn từ độ cao 1.500m tại núi Nguỵ Sơn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), sông Đà dài 983km (đoạn chảy trên đất VN dài 543km). Người dân tộc Thái gọi sông Đà bằng cái tên tŕu mến: Nậm Tè (sông Thật). Thông thường, nước sông trong xanh và chỉ ngầu đỏ khi mùa mưa tới.
Với diện tích lưu vực 52.500km2, sông Đà cung cấp 31% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng.
Do độ dốc lớn và sức nước chảy xiết, sông Đà được các nhà nghiên cứu xếp vào loại "sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương", làm nên 50% lũ lụt sông Hồng, nhưng cũng là con sông có trữ năng ở lưu vực khoảng 59,3 tỉ kwh.
Sông Đà đă góp phần vào sản lượng điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà B́nh và trong tương lai với Nhà máy thuỷ điện Tạ Bú thuộc tỉnh Sơn La.
Trong 232km sông Đà chảy trên địa phận Lai Châu có 170 thác và 130 ghềnh, trong đó đoạn chảy qua Mường Tè là 120km với hơn 200 thác, ghềnh.
Dọc hai bờ sông có những cánh rừng c̣n nguyên vẻ hoang sơ, là nơi cư trú lư tưởng của hàng trăm loài chim, thú quư hiếm.
Cá sông Đà nhiều vô kể và thơm ngon khác thường. Riêng loài cá lăng và anh vũ có con nặng tới nửa tạ, rêu mọc trên ḿnh, nom chúng di chuyển trong ḍng nước như những tảng đá biết bơi.
Du khách có thể bắt gặp bà con người dân tộc đi trên sông bằng những con thuyền độc mộc, h́nh đuôi én. Vào mùa lũ, trong suốt vài tháng, sông Đà như sôi lên sùng sục, càng ngược lên đầu nguồn càng nhiều hiểm nguy.
Sông Đà đă nhiều lần chảy vào trong thi ca. Thơ của Chánh sứ sơn pḥng kiêm Tuần phủ Hưng Hoá Nguyễn Quang Bích (1832 - 1890) từng viết:
Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu
(Mọi con sông đều chảy về hướng đông -Riêng sông Đà chảy theo hướng bắc).
Tản Đà tiên sinh cũng từng vọng câu hỏi trong thơ: "Sông Đà ai vặn một ḍng quanh?".
Nhà văn Nguyễn Tuân từng có "Tuỳ bút sông Đà" nổi tiếng....
Ngược ḍng lịch sử, vào tháng chạp năm Tân Hợi (1431), sau khi dẹp xong loạn biên thuỳ, Thái Tổ Lê Lợi cho khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ nơi tả ngạn sông Đà một tấm bia.
Tấm bia này đă được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia, được coi là tấm bia cổ chữ Nôm duy nhất ở Lai Châu. Ngoài giá trị nói trên, văn bia Lê Lợi c̣n mang ư nghĩa khẳng định chủ quyền cương vực nước ta.
Nhân đây cũng xin đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm có kế hoạch di dời tấm bia, kẻo nay mai, khi công tŕnh thuỷ điện Sơn La hoàn thành, vùng đất có tấm bia này sẽ bị ch́m dưới cốt nước 215m.
Nếu có dịp du ngoạn sông Đà, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ kỳ tú giang san ở nơi góc gió trăng treo với phiêu diêu khói sóng và t́m hiểu về vốn văn hoá dân gian với trường ca "Lhá pa di" (dân tộc Hà Nh́), thiên t́nh sử "Xống chụ xon xao" (dân tộc Thái)..."
Nói đến văn hoá xứ Nam Hạ không thể không nói tới Đọi Sơn và Châu Giang. Chúng tôi đă có một số trao đổi về Sơn Nam qua góc "tản mạn văn hoá"(xin xem thêm phần đó)
Cứ nói đến ĐỌi Sơn tôi lại nhớ tới câu thơ của cụ Nguyễn Phi Khanh:
"Triều dâng trời đất dạng
Trăng bạc sáng mênh mông",
Sử sách c̣n ghi: Năm 1118, vua Lư Nhân Tông trên đường từ cố đô Hoa Lư ra thành Thăng Long, khi qua xă Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nhác trông núi Đọi, bèn dừng chân nghỉ. Ngắm trông 3 quả núi liền bên nhau như những chiếc bát úp, nhà vua bèn lệnh cho quần thần xây dựng trên núi một ngôi đền, để làm nơi trú ngụ. Sau khi t́m hiểu t́nh h́nh, nhà vua c̣n ban cấp cho Tổng nơi đây 100 mẫu ruộng, về phía tây dưới chân núi, để cấy lúa phát chẩn cho dân nghèo.
Ban đầu, chùa xây có tháp cao 13 tầng, cửa mở nh́n ra bốn phương. Xung quanh tường chạm rồng, xà treo chuông đồng. Tầng dưới cùng, có 8 tướng quân cầm kiếm hộ vệ. Chính giữa là tượng Thích Ca, Phật Tổ Như Lai, với nét cười viên măn, thể hiện sức mạnh về ḷng từ bi của con người. Tầng trên cùng đặt vàng lá, đỉnh nóc xây tiên khách bưng mâm.
Trong khuôn viên chùa c̣n có những khu lăng tẩm, bia, miếu v.v.. Nối liền giữa các khu đó là những chiếc cầu trông rất thơ mộng. Vườn chùa trồng nhiều những thứ cây như tùng, bách, mít, nhăn, thể hiện sự trường tồn cho muôn đời sau.
Chùa xây dựng suốt 5 năm, mới khánh thành. Nhà vua đích thân đến dự lễ, đọc kinh, niệm phật và hưởng cơm chay.
Hàng năm, cứ vào ngày 21 tháng 3 âm lịch, khách gần xa thập phương lại nô nức về dự lễ hội và tham quan chùa Đọi-một di tích lịch sử văn hóa.
Đến dự lễ hội, quư khách có dịp thưởng thức những món ăn, đặc sản của địa phương như: Bánh đa Phúc, bánh cuốn làng Đinh, dưa bở, nước chè xanh trồng trên núi, vừa mát vừa bổ. Quư khách c̣n được nghe hát chầu văn, các làn điệu dân ca trữ t́nh của đồng bằng Bắc Bộ.
Leo lên lưng chừng núi, nh́n ra xung quanh bạn sẽ thấy phong cảnh nơi đây thật sơn thủy hữu t́nh. Ḍng Châu Giang hiền ḥa, nước trong văn vắt, quanh năm uốn lượn, dọc theo các huyện Duy Tiên, Lư Nhân, B́nh Lục, rồi ḥa cùng sông Đáy.
Ḍng Châu Giang đă làm thiên mệnh tưới tiêu, bồi đắp cho đồng ruộng nơi đây thêm màu mỡ, mùa màng tươi tốt, bội thu, đời sống cư dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Đến với Đọi Sơn là thế, chỉ sau một lần, bạn sẽ hiểu thêm câu nói: "Đến hẹn lại lên".
Một ngọn núi h́nh nón lá úp giữa đồng bằng Nam bộ, không những có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà c̣n là một trong những địa danh gắn liền với nhiều truyền thuyết kỳ bí, địa danh lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ. Lưng chừng núi với độ cao 350m so với mặt nước biển, những ngôi chùa nguy nga cổ kính, khói hương d́u dịu quanh năm thấp thoáng ẩn hiện giữa đại ngàn u tịch.
Các hang động ăn sâu vào núi, những bậc thang đá cheo leo cùng với những truyền thuyết của Linh Sơn Thạch Tự rất thu hút đối với du khách thập phương đến hành hương và tham quan.
Cách đây 300 năm, ngọn núi này là một nơi rừng rậm hoang sơ với đủ loài muông thú quần tụ sinh sôi. Những buổi chiều mây phủ sườn núi một màu trắng xóa và người dân nghe thấy trong làn mây ấy ngân vang từng tiếng chuông kỳ lạ vang vọng đâu đây len lỏi qua từng rừng cây vách đá. Khi cộng đồng người Việt đặt chân đến khai cơ mở cơi th́ các tăng ni, phật tử cũng lần theo tiếng chuông ngân đến lập miếu dựng chùa. Điện thờ Bà Đen tức Linh Sơn Thánh Mẫu có truyền thuyết kể về sự tích nàng Lư Thị Thiên Hương được truyền tụng trong dân gian mà những người sinh ra và lớn lên tại đây ai cũng biết. Chuyện kể về một người con gái tên là Lư Thị Thiên Hương, vơ nghệ cao cường, nhan sắc mặn mà với làn da bánh mật nên gọi là Bà đen. Nàng là một người mộ đạo nên cứ dịp Tết Nguyên tiêu thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, trên đường viếng chùa, nàng bị bọn cường sơn thảo khấu chặn đường uy hiếp. Mặc dù đă chống trả quyết liệt nhưng v́ thân gái thế cô nàng đành phải lao xuống vực quyên sinh để giữ cho thân ngọc trong sáng. Đêm ấy nhà sư trụ tŕ được nàng báo mộng và sáng hôm sau xuống vực vớt xác về an táng. Tương truyền Bà Đen lúc sinh thời thường làm phước lập đức giúp đời nên khi chết rất hiển linh, phù hộ cho dân chúng được nhiều an phước. Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long, nhớ lại khi bôn tẩu khắp miền Nam đă được Bà mách bảo chỉ đường lánh nạn liền sai Tả quân Lê Văn Duyệt - Tổng đốc thành Gia Định - lên núi sắc phong cho Bà, truy tặng Bà danh hiệu Linh Sơn Thánh
Mẫu và đặt tên chùa bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự, tạc tượng bằng đồng đen để nhân dân phụng thờ. Sắc phong đó về sau đă bị thất lạc và cho đến đời Bảo Đại mới sắc phong lại.
Truyền thuyết về Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu gắn liền với quá tŕnh lâu dài xây dựng chùa, điện cùng với nhiều sự tích oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua đội quân “dũng sĩ núi” đă một thời làm khiếp bóng quân thù. Đến núi Bà Đen, du khách sẽ được viếng Điện Bà tức Linh Sơn Thạch Tự và hai ngôi chùa thượng và chùa Hang, phía dưới chân núi có chùa Trung. Cả ba ngôi chùa này đều do ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa trụ tŕ. Điện Bà được xây dựng theo địa thế tự nhiên của núi, từ một phiến đá khổng lồ nhô ra tạo thành hang động, ṿm mái cao khoảng 3m, miệng hang rộng 6m, tạo thành hai lớp điện sâu đến 8m làm nơi thờ phụng Bà. Hiện nay cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ đă được đầu tư rất hiện đại với hệ thống cáp treo, ván trượt, du khách sẽ được lướt qua những ngọn cây cổ thụ c̣n đẫm hơi sương, xuyên qua những đám mây trắng bồng bềnh rồi đến những vách đá cheo leo tạo cảm giác như đang du ngoạn ở chốn bồng lai tiên cảnh. Cứ tháng giêng hàng năm, khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà đă đón tiếp hàng vạn dân chúng thập phương về cầu tài xin lộc. Lễ hội diễn ra trong suốt tháng giêng, nhất là vào các ngày mùng 4, mùng 5, mười bốn, rằm, mười tám, thu hút rất nhiều du khách và người hành hương.
Cùng với Thánh địa Đại Đạo Tam kỳ phổ độ, khu di tích lịch sử núi Bà Đen với quần thể các đền, đài nguy nga lộng lẫy và các chứng tích về lịch sử chống ngoại xâm, đây là một trong những điều kiện lư tưởng để phát triển du lịch của tỉnh Tây Ninh.
Khu du lịch Thiên Sơn- Suối Ngà thuộc xă Vân Ḥa huyện Ba V́, tỉnh Hà Tây, nằm ở phía nam núi Tản Viên nối tiếng đất địa linh. Hơn 10 năm về trước có dịp đặt chân đến vùng Suối Ổi - Vân Ḥa và bây giờ quay trở lại du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú: Một vùng cỏ tranh, lau de, thưa thớt cây rừng bị chặt trụi xưa kia giờ đây đă phủ màu xanh bạt ngàn, trù phú. Con người không chỉ đem lại cho Suối Ổi màu xanh mà c̣n biến nơi đây thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn với tên gọi Thiên Sơn- Suối Ngà.
Sau 10 năm bền bỉ đầu tư xây dựng không mệt mỏi, con người đă trồng được 922.000 cây xanh các loại, trải nhựa hàng chục cây số đường nối liền Hạ Thiên Sơn với Trung Thiên Sơn... thuận tiện cho du khách tham quan thưởng ngoạn. Du khách tản bộ dưới tán lá rừng mà không ngờ đây là rừng tái sinh bởi cây được trồng ở đây gồm nhiều loại đan xen nhau: sấu, trám, lát hoa, giổi, thông, bách xanh, sa mộc... Cây rừng khép tán che phủ những lối đi đưa du khách thảnh thơi tản bộ hoặc khám phá rừng cây, ḍng suối... Suối là đặc sản quư của Thiên Sơn - Suối Ngà. Có độ dốc khá lớn, từ 10-42%, Thiên Sơn- Suối Ngà có 3 con suối nhỏ hợp lưu với Suối Ổi tạo nên một lưu vực rộng 6,15km2 với nhiều con thác lớn nhỏ ngày đêm ầm ào giữa rừng xanh, tạo cho khu du lịch một vẻ đẹp riêng.
Thiên Sơn- Suối Ngà có nhiều hồ lớn nhỏ, như những mảnh gương lấp lánh giữa rừng xanh. Trưa hè, khi mặt trời nhô lên cao, mặt hồ in bóng cây rừng dịu mát. Chiều buông, hơi rừng lan tỏa, mặt hồ như sương phủ che mờ trông thật huyền ảo. Những con suối, ḷng hồ của Thiên Sơn- Suối Ngà là những nhịp điệu khác nhau làm cho cảnh quan nơi đây trở nên sinh động, không đơn điệu. Đến Thiên Sơn- Suối Ngà du khách có cảm giác đang sống giữa thiên nhiên hoang sơ. Chỉ có những nếp nhà sàn, con đường trải nhựa... là in rơ dấu vết bàn tay của con người, c̣n lại hầu như vẫn c̣n nguyên sơ. Rất ít thấy lồ lộ các công tŕnh phô bày xi măng, bê tông, sắt thép. Chủ công tŕnh rất có ư thức trong việc hạn chế can thiệp thô bạo vào cảnh quan nơi đây. Càng dấu được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, mặc dù công sức con người bỏ ra hết sức lớn. Những con đường nhỏ lát đá dọc theo những con suối rất công phu nhưng cũng rất tự nhiên. Du khách có thể nghỉ ngơi trên những phiến đá ven suối để tận hưởng sự mát mẻ trong lành từ con suối phả lên sau buổi leo núi thỏa thích và mệt nhừ... Hoặc du khách có thể làm một cú tắm suối gột hết những âu lo bụi bặm mệt nhọc của chốn thị thành... Những nếp nhà sàn màu sẫm giản dị, ấm cúng như những bông hoa chuối là nét điểm xuyết vui mắt giữa rừng xanh. Đêm về, núi rừng như bức màn nhung khổng lồ buông xuống, nếp nhà sàn trở thành tổ ấm, nơi tụ họp đông vuicủa gia đ́nh, bè bạn... Với tổng vốn đầu tư 16 triệu USD, Thiên Sơn-Suối Ngà đang dần được hoàn thiện trở thành khu du lịch nổi tiếng gồm các khu chức năng: Khu đón tiếp dịch vụ; Khu vui chơi giải trí tự nhiên; Khu công viên lịch sử; Khu nghỉ dân dă; Khu lâu đài; Khu nuôi thú bảo tồn; Đất cây xanh cảnh quan.
Đến với Thiên Sơn- Suối Ngà du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, nghỉ ngơi thư giản, được câu cá, bơi thuyền, nghe chim hót, ngắm nh́n các loài thú săn mồi kiếm ăn... được thưởng thức những món ăn vừa hợp khẩu vị vừa lạ miêng, được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống, nghe tiếng cồng chiêng của núi rừng vùng đất Ba V́ mà c̣n được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ với rừng đại ngàn, các loài cây gỗ và chim thú quư... Khu du lịch sinh thái Thiên Sơn- Suối Ngà mở ra sẽ cùng với các khu du lịch Thác đa, Ao Vua, Suối hai, Vườn quốc gia Ba V́ trở thành những địa chie hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, thưởng ngoạn. Trước mắt và tương lai rất gần, Thiên Sơn- Suối Ngà là địa chỉ du lịch danh tiếng bởi cảnh quan độc đáo do bàn tay con người tạo ra.
Du khách đă đến miền Bắc nhiều lần, phần nào đă “no nê” với vịnh Hạ Long th́ xin mời lên Trà Cổ, một chốn nghỉ mát rất đỗi quyến rũ.
Có thể đến với Trà Cổ bằng đường biển hay đường bộ. Nếu đi đường biển, khách có thể chọn canô hoặc phổ biến hơn là tàu cánh ngầm xuất phát từ Băi Cháy, Quảng Ninh (khoảng 132km) hoặc từ Hải Pḥng (khoảng 206km).
Đi tàu cánh ngầm êm như đi máy bay vậy, và cũng khá nhanh, khách hoàn toàn không sợ say sóng. Mỗi ngày có hai chuyến, sáng và chiều từ Trà Cổ về Băi Cháy, và một chuyến từ Hải Pḥng tới Trà Cổ.
C̣n đường bộ mất thời gian hơn v́ đường đèo khá ngoằn ngoèo nhưng cảnh hai bên đường lúc nào cũng trải rộng một màu xanh mát mắt, chắc chắn sẽ mang lại nhiều cảm giác thú vị.
Được đánh giá là một trong những băi biển đẹp nhất Việt Nam, Trà Cổ trải dài gần 15km, là ŕa của một ḥn đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và ḍng biển ven bờ tạo nên. Không xa bờ biển là những cồn cát cao chừng 3 - 4m, với các dải rừng phi lao chắn gió, giữ cát và gần đó c̣n có hệ sinh thái rừng ngập mặn chưa hề bị xâm phạm.
Cát ở đây trắng, mịn chẳng khác nào băi biển Nha Trang. Nhưng nếu như Nha Trang là cô gái tân thời th́ Trà Cổ được ví như một nàng thiếu nữ thôn quê c̣n e ấp bởi tốc độ phát triển du lịch ở đây rất chậm.
Cho tới hôm nay, tuy đă phát triển hơn nhiều so với gần 10 năm trước nhưng Trà Cổ vẫn giữ được nét thanh b́nh. Hàng quán có mọc lên đông đúc hơn nhưng không hề xô bồ.
Đặc biệt, an ninh ở Trà Cổ luôn được bảo đảm, ôtô luôn phải đậu ở băi và xe ôm th́ tuyệt đối không được đi lại nơi có đông người qua lại.
Gần Trà Cổ có một nơi đón b́nh minh hoặc hoàng hôn cực kỳ lăng mạn, đó là Cồn Mang. Cồn Mang cách Trà Cổ chừng 6km. Cát ở đây chắc và mịn đến mức có thể thoải mái phóng xe máy trên băi biển mà không hề sợ lún hay trơn trượt.
Ngồi trên những ḥn đá to, lắng nghe những con sóng bạc đầu ŕ rào vỗ về đá và xung quanh hoàn toàn vắng vẻ, có cảm giác như ḿnh được ḥa tan cùng thiên nhiên, tự do, thư thái và tĩnh tại.
Trên đường ngược về từ Cồn Mang tới Trà Cổ, du khách không quên dừng chân ở nhà thờ Trà Cổ kiến trúc tuyệt đẹp và rất cổ kính, được xây dựng từ năm 1880 và được tôn tạo năm 1995.
Đ́nh Trà Cổ, cũng là một trong những niềm tự hào của người dân địa phương, được xây dựng vào năm 1462 và được sửa chữa khá nhiều lần sau này nhưng vẫn giữ nguyên được những nét đặc trưng về phong cách kiến trúc cũng như nghệ thuật chạm khắc như lúc khởi dựng.Đ́nh thờ thành hoàng làng là sáu vị tiên công người Đồ Sơn, Hải Pḥng đă có công lập nên xă Trà Cổ cách đây hơn 400 năm (nay là phường Trà Cổ, thị xă Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lănh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh, cũng được thờ tại đ́nh. Lễ hội đ́nh Trà Cổ được tổ chức hằng năm, từ ngày 30/5 đến 06/6 âm lịch. Nét độc đáo của lê hội Trà Cổ là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn và một số hoạt động văn hóa khác.
Một Trà Cổ đẹp và yên b́nh như thế chưa được khách du lịch biết tới quả là phí phạm. Nhưng yêu mến băi biển thanh b́nh này tôi lại sợ rằng những nét hoang sơ của Trà Cổ sẽ mất đi măi măi khi du lịch phát triển ở đây...
Từ thị xă Lào Cai đi theo hướng tây bắc 45km, qua quần thể hang động Mường Vi, tới Bản Xèo, trước mắt là vùng núi non hùng vĩ với những làn mây lan toả, là con đường vắt ngang sườn dốc thoải dần dẫn ta vào một phố nhỏ. Đó là phố núi Mường Hum.
Mường Hum xưa chỉ có hai dăy nhà chạy dọc đường, nên có vẻ buồn hiu hắt. Chỉ đến ngày chợ, mới bừng dậy náo nhiệt bởi tiếng người, ngưạ và rực rỡ sắc màu trang phục từ các núi cao dồn về. Nay phố đă đông đúc hơn lên. Bên cạnh những nếp nhà tŕnh tường lợp ngói ống phong rêu cổ kính, có xen lẫn là những là những nếp nhà ngói đỏ và lác đác nhà h́nh hộp không mấy hợp cảnh, nhưng đó là vật chứng của cuộc sống văn minh hiện đại. Suối Mường Hum là khúc t́nh ca không lời suốt đời lặng lẽ làm duyên cho đất trời và con người. Tới đây ai có dịp ăn cá suối một lần, hẳn không thể quên được dư vị của nó. Cá nướng hoặc rán ăn thơm ngon, không tanh.Đó là suối Pia ngờ. Cá Pia ngờ ḿnh xanh, đầu dẹt, thân lạc. Non đu đủ băm nhỏ trộn lẫn với ruột cá tra nhiều gia vị, rồi chưng, hoặc hấp lên, sẽ được một món đặc sản. Đó cũng là môn thuốc bổ quư hiếm.
Mường Hum c̣n là bảo lưu gần như nguyên ven nếp sống văn hoá truyền thống. Khách đương xa dẫu là chưa quen biết, cũng đều được đón tiếp niềm nở chân t́nh, sự tiếp đón không chỉ là vài lời xă giao mà được mời ăn bữa cơm, uống chén rượu t́nh. Vào ngày tết Nguyên Đán lễ hội roóng poọc, tết thanh minh, ngày lễ xá tội vong nhân hay ăn cơm mới mừng thu hoạch, nhà nhà mời nhau ăn bữa cơm rau muối với thịt vịt, thịt lơn hoặc thịt trâu, ḅ sấy khô nấu với rau cải. Xưa kia cùng với nó là hội x̣e, múa quạt. Đất đai cho cơm gạo thơm dẻo, suối nước cá ngon, nên ở đây các cô gái đều trắng nơn nà, dù đi đâu, ở đâu ai cũng nhận đó là cô gái Mường Hum.
Chợ Mường Hum nay họp ngày chủ nhật, là nơi hội tụ, giao lưu gắn bó t́nh đoàn kết. Từ chiều tối hôm trước, người từ các xă dồn về. Các quán thắng cố nghi ngút khói, toả nên hương vị của núi rừng. Người có tuổi th́ dốc bầu tâm sự thăm hỏi. Các chàng trai, cô gái thủ thỉ tâm t́nh, rồi hen nhau một ngày nên đôi lứa.
Với Mường Hum c̣n nhiều điều chưa thể nói hết. Phố núi vùng cao thanh b́nh này c̣n chứa đựng nhiều nét văn hoá cổ truyền qua các dịp lễ hội, đang vẫy gọi du khách ghé thăm.
Vân Long - miền đất huyền thoại, vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Non nước Vân Long có diện tích 2.643ha, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh B́nh.
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mă tiền hoa tán. Về động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quư hiếm như: Voọc quần đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ... Trong các động vật ḅ sát có chín loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè... Điều đáng chú ư là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quư hiếm đă được đưa vào sách Đỏ
Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long c̣n là nơi có cảnh quan và di tích văn hoá.
Đứng trên mặt đê, du khách thấy mặt nước là một không gian rộng lớn. Nh́n xa, các dăy núi sừng sững tạo thành một bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ. Một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê yên ả của hương đồng gió nội hiền hoà.
Đến đây, du khách ngồi thuyền đi thăm non nước Vân Long. Đây là núi Nghiên, núi Ḥm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào. Kia là núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi. Kế tiếp là một mỏm núi giống như mâm xôi mà lộc trời ban tặng đầy đủ ấm no giữa thanh thiên bạch nhật. Mỗi trái núi là huyền thoại hấp dẫn.
Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị phát triển du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Mỗi hang có một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi Hoàng Quyển. Trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối to. Tương truyền thời xưa, có người bắt được một con cá chuối nặng 45kg, nên gọi là hang Cá. Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m. Hang cấu tạo nửa ch́m nửa nổi. Trần hang là những ṿm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng h́nh lạ kỳ, giống như các con vật ở dưới nước và trên rừng. Khó có thể đẽo tạc được những dáng h́nh như thế.
Tiếp theo, du khách sẽ ngồi thuyền đến thăm Kẽm Trắm, rồi đến đền Mẫu ở chân núi Mèo Cào. Các vách núi dựng đứng có vết lồi lơm kéo dài từ trên xuống như mèo cào nên gọi là núi Mèo Cào. Đền thờ bà mẹ bốn tướng Hồng Nương. Truyền thuyết kể rằng, thời Đông Hán đô hộ nước ta, có cô gái họ Mai tên là nàng Đại, năm 18 tuổi chưa lấy chồng th́ cha mất, chưa đầy một năm sau mẹ cô cũng qua đời. Nàng Đại ngày ngày đi kiếm củi nuôi thân. Một hôm vào tiết trời mùa hạ, nàng qua núi Mèo Cào lấy củi gánh về. Khi ngồi nghỉ trên một phiến đá rồi ngủ thiếp đi, chợt nghe thấy tiếng hổ gầm, nàng bừng tỉnh, thấy một con hổ đen từ phương Bắc nhẩy đến bên ḿnh. Nàng kinh sợ ngă nằm bất tỉnh, khi tỉnh dậy không thấy hổ đâu, chỉ thấy bốn bề sực nức hương thơm. Sau hơn một năm, nàng sinh ra bốn người con gái vào ngày 15 tháng 10 năm Nhâm Ngọ. Sau đó, nàng đem bỏ bốn người con gái vào trong núi rồi nhắm mắt từ trần. Hắc hổ ôm thi thể nàng táng trên đỉnh núi và nuôi nấng bốn con ḿnh bằng nhuỵ hoa, nước quả. Bốn năm sau, Hắc hổ đem bốn cô gái vào sân nhà ông cậu Đinh Công Binh cho nuôi và đặt tên là "Hồng".
Bốn nàng Hồng đến tuổi trưởng thành, nhan sắc tuyệt trần, lại có sức khoẻ hơn người. Đến năm 34 tuổi, Tô Định sang làm thái thú Giao Chỉ rất tàn ác. Bốn nàng Hồng đă chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Hán, được phong làm tướng và xin về quê, dựng đền thờ mẹ ở chân núi Mèo Cào.
Thời gian sau, bốn tướng Hồng Nương hoá trên đỉnh núi Ba Chon. Hiện nay ở núi Ba Chon có đền thờ "Tứ vị Hồng Nương".
Khu bảo tồn Vân Long tồn tại một hệ thống động thực vật vô cùng đa dạng của hai hệ sinh thái rừng núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước. Nơi đây cũng là nơi nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và t́m hiểu về đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.
Từ bến phà Bính, Hải Pḥng, len qua những con tàu gỗ, du khách bước lên tàu du lịch cánh ngầm trắng toát để đến với đảo Cát Bà. Băng qua vô số đảo to, nhỏ và hang động kỳ vĩ với khoảng 45 phút hoặc một giờ hải hành là tàu cập bến.
Cát Bà mang dáng vóc của chàng trai trẻ đầy sức sống. Chạy ṿng theo đường bờ vịnh là một dăy phố cao tầng hiện đại, mà đa số là nhà hàng, cửa hiệu, khách sạn nằm san sát.
Với 2.000 đồng xe ôm, bạn có thể từ trung tâm phố đảo len qua núi để đổ dốc xuống băi tắm Cát Bà. Nếu cần một khung cảnh yên tĩnh riêng tư, bạn có thể leo qua những bậc đá nằm vắt ngang triền núi để sang băi tắm Cát Tiên, nhỏ hơn và kín đáo hơn.
Du khách có thể thuê tàu gỗ để ra vịnh Lan Hạ, len lỏi qua những ḥn đảo lô nhô, rồi neo tàu trên băi cát nổi, nép vào đảo đá. Nước trong đó xanh ngăn ngắt, đến mức thấy rơ cả một vùng san hô trắng.
Hải sản Cát Bà phong phú và ngon bậc nhất nước ta, đặc biệt là cá song. Ngư dân khi bắt được đem bán cho các chủ bè nuôi trong lồng thả dưới biển, khách mua con nào vớt con ấy, chỉ độ tươi ngon thôi cũng đủ thơm ngon lạ thường.
Đặc biệt tại đây, ngoài cá song, c̣n có vài loại hải sản mà ai cũng muốn nếm một lần cho biết mùi như tu hài, sam, cá ḅ... Bạn có thể cùng người đồng hành thuê thuyền nan đi từ bờ ra các nhà hàng nổi trên biển, để thưởng thức đặc sản Cát Bà.
Tu hài (nhỏ hơn mực ống ở Cửa Ḷ, Nghệ An) tuy đắt (gần 200.000 đồng/suất) nhưng lại rất ngon, nên du khách khó ḷng bỏ qua. Có thể hấp tu hài với bia hoặc rán với hàng khô lát mỏng, cách ăn nào cũng ngon cả.
Cá ḅ tươi nấu lẩu th́ "tuyệt cú mèo", nhưng dân nhậu lại thích lai rai món cá ḅ sấy khô với từng lát mỏng trong suốt, có thể nướng qua than hồng hoặc rán bằng dầu ăn nóng đều được.
Sam rôti cũng là đặc sản của Cát Bà. Bạn hăy mua cả cặp sam đang quấn chặt với nhau và đưa nhà hàng chế biến ngay tại bàn: Thực khách cứ việc xé thịt sam bằng tay, chiêu với từng ngụm rượu đế.
Vườn Quốc gia Cát Bà nằm ở phía Tây nam vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, với diện tích trên 15.000ha. Đây là rừng nguyên sinh với nhiều động thực vật quí hiếm, đặc biệt là voọc đầu trắng, gỗ Kim Giao (ngày xưa được dùng làm đũa tiến vua).
Cát Bà cũng có nhiều hang động lớn, đẹp nhất là động Trung Trang với muôn ngh́n khối đá thật độc đáo về h́nh dạng. Tại đây có cả một dăy đá đứng sừng sững với hơn chục phiến xếp song song, khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh ngân vang rất xa.
“Người Chăm cổ đă gửi tâm linh vào đất đá và đă biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ c̣n lâu chúng ta mới hiểu hết”. Kiến trúc sư Kazimer Kwiat Kawsky (Ba Lan) đă viết như thế về Mỹ Sơn.
Đă hơn 5 năm quần thể di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại, và nhiều h́nh ảnh từ những lễ hội hoành tráng diễn ra tại đây được truyền đi khắp thế giới. Mới đây nhất, nhà trưng bày Mỹ Sơn được mở cửa. Đông đảo du khách hành hương từ nhiều quốc gia đă đến, chiêm ngắm và rưng rưng xúc động khi chạm tay vào những hiện vật từng in dấu tay của bao lớp nghệ nhân xưa.
Với họ, hành tŕnh về miền di sản này là tiếp tục khám phá, suy nghiệm về Mỹ Sơn, về những thăng trầm trong lịch sử với những đền, tháp đến nay vẫn c̣n chứa đựng rất nhiều bí ẩn. Đặc biệt, nếu du khách đến với Mỹ Sơn vào những đêm trăng rằm sẽ như nghe được tiếng ngh́n xưa vọng về trong lau lách, tiếng gió từ nhiều ngh́n năm trước vẫn thổi u hoài trên tóc, trên vai. Những vũ nữ Chăm như vẫn c̣n đâu đó với những điệu múa Apsara say đắm hồn người. Những vị nữ thần như vẫn c̣n bay trên lẽ đời sinh, diệt.
Lư thú hơn, nếu du khách có lần được đặt chân lên Ḥn Đền, toàn bộ vùng thánh tích sẽ thu vào tầm mắt, và khi chầm chậm bước chân trên những lối ṃn quanh co sẽ có cảm giác vô cùng tươi mới khi cảm nhận rằng sau bao nhiêu thế kỷ, cỏ Mỹ Sơn vẫn xanh tươi như bao đời nay chúng đă xanh tươi. Trong tinh thần đó, mùa hè này, tour khám phá Mỹ Sơn đang chờ các bạn!
Vùng đất này có nhiều sông ng̣i ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ ph́ nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống ổn định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc pḥng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc sung đột bộ lạc.
Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các Vua Hùng, các ngôi đền thờ Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (C̣n gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới . Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên so với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài cây thảo mộc khác nhau, thuộc 35 họ, trong đó c̣n lại một số cây đại thụ lớn như: Đa,Thông, Thiên Tuế, Tṛ.. vv..
Núi Hùng trông giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, ḿnh rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Đằng trước ba ḍng sông Hồng - Lô - Đà hợp lưu ở Bach Hạc tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước ḅ lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dăy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía Nam là dăy ba V́ cao ngất (núi cha) tụ lại .Đằng sau núi Hùng là những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10 km , giống như đàn voi phục về đất Tổ. Sát núi Hùng c̣n có những quả đồi như cặp phượng thư (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ-Chu Hóa). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội. Đứng trên đỉnh núi cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thủy hữu t́nh . Tương truyền Vua Hùng đă đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.
* Đền Hạ và Chùa
- Đền Hạ:
Có vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII, được làm hai lớp theo kiểu chữ nhị. Tương truyền nơi đây, sau khi kết hôn Lạc Long Quân đă đưa Âu Cơ từ độc Lăng Xương(Thanh Thủy), về đến núi Nghĩa Lĩnh, Âu cơ ở lại sinh ra một bọc trăm trứng , sau nở thành một trăm người con trai. Khi các con khôn lớn , Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ chia các con đi mở mang bờ cơi . 50 người con theo cha đi xuôi về phía biển, 49 người con theo mẹ lên ngược vùng núi, người con cả ở lại nối ngôi cha truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Cộng đồng người Việt h́nh thành, hai tiếng đồng bào (cùng bọc) v́ thế mà có.
- Gác chuông và chùa Thiên Quang Thiền Tự nơi có ánh sáng của mặt trời rọi xuống): Xây dựng vào thời kỳ nhà Lê (từ 1427-1573) kiến trúc chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói.
* Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu)
Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Kiến trúc buổi đầu thời nhà trần( thế kỷ XIV).
Vào thế kỷ XV (thời Lê) bị giặc phía bắc tàn phá. Dân sở tại sau chiến tranh đă xây dựng một ngôi đền khá lớn, có thớt đá kê cột gỗ, mái lợp ngói. Cách ngày nay khoảng 300 năm, Đền Trung được xây dựng lạih kiểu chữ nhất, tồn tại đến bây giờ. Tương truyền nơi đây các vua Hùng thường họp bàn việc nước, hay nỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chia đều cho mọi người trong cuộc săn. Vào thời Hùng Vương thứ 6 , sau khi đánh đuổi giặc Ân từ phía Bắc tràn xuống, Vua Hùng Vương thứ 6 muốn chọn con kế vị, người đă cho gọi 18 người con về núi Nghĩa Lĩnh, mở cuộc thi làm cỗ, để t́m người con nào có ḷng kính hiếu cha mẹ, yêu trọng non nước sẽ nhường ngôi cho. Lang Liêu là người con út, thươngdân yêu lao động, hiếu thảo và sáng tạo làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời và đất (đó là bánh dày và bánh trưng) dâng cha.
* Đền Thượng (Kính thiên Lĩnh Điện)
Được xây vào thế kỷ XV.Trong dịp đại trùng tu từ năm 1914-1922, triều đ́nh phong kiến Việt Nam xuất tiền và cử quan về giám sát việc xây dựng lại đền Thượng(năm Khải Định nhị niên - Tức Khải Định năm thứ 2).Người đời sau thường truyền lại rằng:
Thời Hùng Vương, Vua Hùng cùng các quan tướng thường đến đỉnh cao Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi thức cầu cúng tế trời đất,mong cho mưa thuận gió ḥa, mùa màng tốt tươi để muôn dân ấm no hạnh phúc. V́ thế mà Đền Thượng bây giờ vẫn gọi là “Kính thiên Lĩnh Điện” (tức điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh).
Truyền thuyết c̣n kể lại rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc Ân cứu nước đă lập miếu thờ Thánh Gióng trên đỉnh núi.
* Lăng Tổ (Hùng Vương Lăng)
*Đền Giếng:
Kiến trúc có vào khoảng thế kỷ XVIII.Đền Giếng nằm dưới chân núi Hùng gồm ba lớp nhà và hai nhà ở hai bên.Tương truyền khi đi theo cha đi kinh lư qua vùng này, hai nàng Tiên Dung - Ngọc Hoa con gái của Vua Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc. Hai nàng đă công cùng chồng khẩn hoang, trị thủy, dạy dân trồng lúa xây dựng cuộc sống. Được xây dựng vào thời gian nao không ai nhớ rơ. Xưa có thể là mộ đất có mái che, sau tới năm 1874 được xây dựng kiểu dáng như ngày nay.
Đền Đông Cuông -Di tích lịch sử văn hoá độc đáo của Yên Bái
Từ thành phố Yên Bái men theo dọc sông Hồng ngược lên phía Bắc khoảng hơn 60 km là đến đền Đông Cuông, một di tích lịch sử văn hoá thờ Mẫu Thượng Ngàn nổi tiếng.
Với địa bàn vùng giáp ranh hiểm trở có núi, có sông, đồng bằng và đường giao thông toả rộng, xă Đông Cuông (huyện Văn Yên) được coi là một trong những cửa ngơ từ vùng trung du lên miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Nằm trong tour du lịch lễ hội về nguồn năm 2005, đền Đông Cuông thu hút du khách bởi sự linh thiêng, huyền bí và cảnh quan sinh thái thiên nhiên tươi đẹp.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đền Đông Cuông vẫn lưu giữ được nét cổ kính bên gốc đa mấy trăm năm tuổi với cảnh sắc trữ t́nh chung quanh là rừng già bao phủ, phía trước mặt là ḍng sông Hồng cuộn chảy. Theo thần tích ḍng họ Hà coi việc giỗ đền và tế tự c̣n ghi lại tổ phụ của họ là Hà Văn Thiên từng lănh đạo nhân dân chống giặc Nguyên-Mông bị tử trận. Để ghi nhớ công trạng của ông, nhân dân lập miếu thờ bên Ghềnh Ngai (xă Tân Hợp, huyện Văn Yên). Vợ ông là bà Lê Thị Kiếm cùng con trai khi tịch liệt cũng được thờ bên Ghềnh Ngai, ít lâu sau ban thờ của mẹ con bà mới được di chuyển sang đền Đông Cuông. Năm Giáp Dần (1914), nghĩa quân Tày, Nùng, Dao huyện Trấn Yên khởi nghĩa chống Pháp thất bại bị chính quyền thống trị Pháp hành h́nh, trong đó có 5 ông người Tày họ Hà, Hoàng Lương, Nguyễn quê ở Đông Cuông. Các vị đó được nhân dân tôn thờ tại đền. Thời phong kiến, Chư thần Đông Cuông được bốn đời vua phong sắc về công lao bảo vệ đất nước, che chở nhân dân và xă Đông Cuông được đặc cách chuẩn y cho phụng thờ các vị chư thần tại đền.
Lễ hội đền Đông Cuông tổ chức vào mùa xuân với hai lễ chính là ngày Măo (4, 16, 28), tháng giêng mổ trâu trắng, ngày Măo tháng chín mổ trâu đen. Ba năm một lần mở lễ hội lớn thỉnh mời dương trần và âm gian gồm quan tỉnh, quan huyện, chức dịch và nhân dân các xă tả, hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi 50 km, thân chủ các liệt sĩ chống Pháp thờ tại đền, tín nữ đền dưới xuôi cùng chư thần xă từ Bảo Hà (Lào Cai) đến Yên Bái, chư thần 12 ngọn núi, 12 con sông, 18 nước chư hầu và vua tổ Hùng Vương. Lễ tế theo nghi thức cung đ́nh với tế phẩm chính là trâu trắng mổ nguyên tươi. Trâu trắng thường được mổ từ ban đêm và kịp tán lộc khi trời chính ngọ. Trong lễ tế có rước kiệu Mẫu từ đền sang Ghềnh Ngai thăm Đức Ông. Lễ hội đền Đông Cuông mang đậm nét văn hoá làng xă thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc Việt Nam, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đền Đông Cuông chịu nhiều sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh. Năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái quyết định tu sửa lại đền phục vụ cho việc thờ cúng tôn kính. Sau nhiều năm tôn tạo, tu bổ, đền Đông Cuông toạ lạc khang trang trên nền cũ. Kiến trúc đền Đông Cuông mang dáng dấp kiến trúc đền chùa thời Lư Trần với mái ngói cong và h́nh lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết được sơn son thếp vàng h́nh rồng cuốn trang nghiêm. Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang, cốn nách, câu đầu... được trạm khắc tỷ mỷ h́nh tứ linh và hoa lá. Các bức trạm khắc tinh vi đạt tŕnh độ cao cả về kỹ thuật phục chế và mỹ thuật. Có thể nói đây là công tŕnh trùng tu di tích đạt chất lượng hiệu quả đúng với nguyên tắc của ngành bảo tồn bảo tàng kiến trúc cổ. Khuôn viên của đền được mở rộng, cây xanh toả bóng mát sum xuê, điểm xuyết những vạt rừng đào, rừng mận đang mùa hoa nở rộ. Mặt đền quay về hướng Nam, địa thế tựa vào h́nh sông thế núi với cảnh sắc thiên nhiên hữu t́nh đẹp như bức tranh thuỷ mặc. Con đường dốc độc đạo chạy từ phía Đông lên đền uốn ḿnh quanh co mềm như dải lụa vắt ngang lưng chừng núi khiến khung cảnh càng thêm thâm nghiêm, tĩnh mịch. Hàng năm du khách từ mọi miền đất hành hương về đây rất đông đủ các thiện nam, tín nữ với tấm ḷng thành kính hướng về nguồn cội.
Với tín ngưỡng thờ mẫu và các anh hùng có công với đất nước, đền Đông Cuông mang ư nghĩa giáo dục truyền thông lịch sử, văn hoá sâu sắc. Đây là di tích lịch sử văn hoá lâu đời, điểm du lịch văn hoá, sinh thái lư tưởng dành cho du khách trong chuyến hành hương về nguồn.
Nói đến Xứ Đoài quê tôi, đâu dễ ǵ quên không nhắc đến Đường Lâm, quê hương của nhiều ông vua có công đặt những viên gạch móng nền đầu tiên cho nền quân chủ VN xưa.
Đường Lâm không chỉ là mảnh đất "địa linh" sinh "nhân kiệt", Đường Lâm c̣n là một địa chỉ văn hoá có ư nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu t́m hiểu tập quán cư trú của những cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ.
Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm bảy, tám làng hợp lại: Mông Phụ, Đông Sàng, Văn Miếu, Cam Lâm, Đoài Giáp...
Tuy nhiên, nếu có ư định đến thăm Đường Lâm như nh́n một xă với sự phân chia hành chính hiện thời. Cũng không nên chỉ coi vùng đất bán sơn địa này như là một "mảnh đất hai vua", dù những chiến tích oanh liệt một thời của Phùng Hưng, Ngô Quyền vẫn c̣n hiện diện sống động trong câu chuyện bên ấm trà xanh và rổ khoai luộc nghi ngút khói.
Xứ sở của đá ong
Theo những nghiên cứu mới đây th́ làng Mông Phụ, xă Đường Lâm được coi là đại diện duy nhất c̣n lại của những ngôi làng trồng lúa nước Việt Nam. Đây là làng Việt cổ đá ong. Đá ong tham gia vào việc xây dựng nên từng nếp nhà, thành giếng cho đến đường làng, ngơ xóm. Đá ong hiện diện khắp nơi với một quy mô hoành tráng và rộng lớn, với nghệ thuật kiến trúc thô mộc mà tinh xảo. Đi qua những bức tường nhà bằng đá ong vàng rực lên trong nắng, qua những cánh cổng nhà bằng gỗ mộc khiêm nhường ẩn sau những cành lá dâu tằm xanh mướt, qua những con ngơ hiền lành và yên tĩnh với những vạt hoa trinh nữ, hoa mua nở tím một màu, du khách sẽ đến với đ́nh làng Mông Phụ đă có cách đây gần 380 năm. Ngôi đ́nh.mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt- Mường: đ́nh có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiểu kiến trúc của nhà sàn. Đ́nh làng kết cấu chính bởi bộ v́ kèo theo ba dạng: chồng cùng giường, giá chiêng và giá chiêng kết hợp chồng giường. Phía trên là bộ mái ngói dầy, toả thấp xuống hàng hiên và uốn cong ở bốn góc tạo cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng. Nét tài hoa c̣n được thể hiện trên những đường nét chạm khắc, những h́nh đắp con đầu ḱm, rồng phượng ở các góc mái khiến những đường thẳng biến thành những đường cong duyên dáng. Sân đ́nh đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh như một dụng ư để khi mưa xuống nước từ ba phía ào ạt đổ vào, như ẩn ư một mong ước "nước chảy chỗ trũng" , đời sống ấm no sung túc. Trước cửa đ́nh là hàng tường bao bằng đá ong mà từng mà từng viên đá đă được thời gian bào ṃn và khoản sân rộng, nơi biểu diễn các tṛ khi làng vào đám. Khoảng sân rộng mênh mang ấy giống như một cái "ngă sáu" khổng lồ, giống như một bông hoa xoè 6 cánh, quy tụ sáu con đường chính trong làng về trung tâm. Sự kỳ diệu về địa thế và kiến trúc đó khiến cho người làng có thể từ đ́nh đi đến bất cứ xóm nào trong làng mà không ai trực tiếp quay lưng lại với hướng đ́nh.
Làng cổ đẹp và yên vắng
Chỉ có dăm cụ già chống gậy đi lại hỏi thăm nhau, vài người chị đẩy những chiếc xe chất đầy mạ xanh non. Thi thoảng, quanh những góc hoa sứ già cổ thụ vươn những cành cây khẳng khiu mốc trắng, đám trẻ con chơi trốn t́m buông những tiếng những tiếng cười ṛn tan tưởng như khua động cả lớp bèo lấm tấm trong ḷng giếng cũ. Sẽ là rất tuyệt nếu du khách đứng tựa vào một bức tường đá ong và chụp cho nhau vài kiểu ảnh kỷ niệm. Bức ảnh treo lên sẽ giống như ta đă từng lạc vào một miền quá khứ linh thiêng và xa xăm nào.Đến thăm làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, một ḿnh nghe tiếng bước chân ḿnh rộn lên trong từng ngơ nhỏ, hay chạm tay vào lớp đá xù x́ mát rượi của chiếc cổng làng duy nhất c̣n sót lại, đọc mấy chữ đại chữ đại tự "Thế hữu hưng ngơi đại" (Thời nào cũng có người tài giỏi), hẳn là ai cũng sẽ cảm thấy h́nh như có một điều kỳ diệu nào đó vẫn c̣n tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc tích tụ từ bao đời.
Chẳng có Thủ đô nào trên thế giới lấy "Đài Nghiên, Tháp Bút" làm biểu tượng một cách hùng hồn, kiêu hănh như Thủ đô Hà Nội của chúng ta. Sự độc đáo này buộc ta phải nghĩ suy và đặt câu hỏi:
- Ai đă sáng tạo ra cụm kiến trúc đầy ư nghĩa này?
- V́ sao người ấy lại chọn biểu tượng "Đài Nghiên, Tháp Bút"?
Người dựng nên Đài Nghiên, Tháp Bút là Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872). Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra vận động người Hà Nội trùng tu đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và xây thêm Đài Nghiên, Tháp Bút, đắp núi Độc Tôn, tạo thành một cụm kiến trúc chứa đậm tâm hồn, tư tưởng của kẻ sĩ Bắc Hà. Đền Ngọc Sơn được xây trên đảo Ngọc - Hồ Gươm, ôm ấp trong nó những giá trị văn hóa, lịch sử. Năm 1056, nơi đây cây cỏ tốt tươi, nước xanh ánh ngọc, tỏa b́nh minh rạng ngời bảy sắc cầu vồng, chim trời sà xuống tưng bừng reo ca, trăm hoa đua nở, hương bay thơm gió mát lành… Dường như thần thánh cũng ngự về, độ phúc, lộc cho người hiền chung sống an vui. Dân gian gọi là hồ Lục Thủy, bởi trời mây, non nước, cây lá, tụ hội thành một vùng xanh lục. Vua Lư Công Uẩn đă chọn nơi đây dựng chùa Sùng Khánh để cúng tế trời đất, cầu mưa thuận gió ḥa, cầu ḥa b́nh, an vui cho xă tắc. Đời Trần, hồ Lục Thủy là nơi tập trận chống quân Mông. Thế kỷ 15, hồ Lục Thủy có thêm truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho rùa thần, gửi gắm khát vọng ḥa b́nh của dân ta. Câu chuyện trả gươm ắt do kẻ sĩ sáng tác để lưu truyền vạn đại. Hồ Lục Thủy đổi thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Trả Gươm, tên hồ chính là lời kêu gọi Ḥa b́nh. Giữa thế kỷ 15 trở đi, vua Lê Thánh Tông thường đến đảo Ngọc ngắm gió trăng, vui chơi cùng dân chúng. Đến thời mạt vận, chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc làm nơi đàng điếm. Họ Trịnh mất ngôi, ly cung, biệt điện, đền đài quanh Hồ Gươm bị phá hủy. Năm 1842, ông Tín Trai xây ngôi đền nhỏ trên nền cung Khánh Thuỵ đổ nát, đặt bàn thờ Trần Hưng Đạo, thờ thần chủ văn học Văn Xương, thờ Lă Đồng Tân, vị tiên có tài chữa bệnh cứu người. Ngôi đền Ngọc Sơn thành nơi kẻ sĩ Bắc Hà "khuyên người ta làm điều lành, khuyến học, khuyến thiện".
Nguyễn Văn Siêu quê ở làng Kim Lũ, Thanh Tŕ - Hà Nội. Năm hai mươi sáu tuổi, ông lều chơng đi thi, đỗ Á nguyên, nhưng không ra làm quan, ở nhà đọc sách và dạy trẻ. Ông kết thân bạn tâm giao với Cao Bá Quát, kém ông 10 tuổi. Hai người thường đối đáp văn chương rất giỏi nên được gọi là thần Siêu - thánh Quát. Năm 1839, hai ông khăn gói vào Huế thi Hội. Cao Bá Quát thi hỏng (v́ chữ xấu, nhưng người ta bảo ông nói thẳng làm phật ư vua Minh Mạng). Nguyễn Văn Siêu đỗ phó bảng, được bổ làm chủ sự bộ lễ, sau được thăng viên ngoại lang. Thiệu Trị nối ngôi, biết tài "thần Siêu" nên chuyển vào nội các làm Thừa chỉ, kiêm dạy các hoàng tử Hồng Bảo, Hồng Nhậm… Năm 1847 Hồng Nhậm lên ngôi (Tự Đức). Năm 1849, ông Siêu được cử đi sứ nhà Thanh. Tự Đức dặn: "Khanh học vấn uyên bác, đi chuyến này sang sứ, xem xét núi sông, phong tục, ghi chép kỹ, khi về tiến lăm".
Về nước năm 1850, thần Siêu dâng quyển "Vạn lư tập dịch tŕnh tấu thảo" được phong Học sĩ ở viện tập hiền. Năm sau ông ra làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên kiêm chức tuần phủ. Dân chúng đói khổ, vỡ đê, lụt lội, ông gửi về Tự Đức một sớ điều trần. Không hợp ư vua, ông bị giáng chức. Năm 1854, ông đệ sớ từ quan, về sống ở Hà Nội, dạy học và soạn sách…
Cao Bá Quát không chịu đựng nổi cảnh vào luồn ra cúi dưới mái nhà thấp của cung đ́nh Huế thời Tự Đức nên cũng từ quan về Sơn Tây, cùng dân chống lại triều đ́nh. Thánh Quát chết, thần Siêu khóc họ Cao, thẹn cho ḿnh không đủ sức làm như bạn:
Hoa sáng với bụi đời Th́ ḷng ta chẳng thích Noi xưa vượt thói thường Th́ sức ta không kịp… Tiến bước trong cảnh lui Giữ sinh tồn muôn vật.
V́ vậy ông đă dứng ra sửa sang ngôi đền Ngọc Sơn, bắc lại nhịp cầu Thê Húc, đắp núi Độc Tôn và xây trên đó ngọn Tháp Bút 5 tầng, ng̣i bút nhọn vươn thẳng lên trời cao, thênh thang chạm tới mặt trời, trăng sao, vũ trụ, với ba chữ "Tả Thanh Thiên" (tức là viết lên trời xanh). Ba chữ đó như một sự thách đố cung đ́nh. Nó khẳng định học vấn và trí tuệ sẽ dẫn con người vươn tới hạnh phúc, áo cơm, độc lập tự cường, dân chủ - văn minh… Tháp Bút nhọn đâm thẳng lên trời xây tại Hồ Gươm cách đây 139 năm, có thể ví với lối kiến trúc gô-tích ở châu Âu thế kỷ 7 - 15, vận dụng h́nh cung nhọn làm trần thánh đường và nhà thờ, tượng trưng cho sự rạch xé rào, giải phóng tư tưởng ra khỏi ṿng vây trói buộc. Tháp Bút c̣n là một lời tiên tri cho thời đại mạng thông tin điện tử toàn cầu.
Thần Siêu ơi! Ngày nay con cháu ngài đă có chữ viết riêng và như mong ước của ngài, tiếng Việt linh diệu đă vút lên trên các tầng trời, nối tư tưởng của chúng con với toàn nhân loại. Hằng ngày chúng con vẫn viết lên trời xanh ở mọi chốn mọi nơi. C̣n có niềm vui hạnh phúc nào bằng!
Thần Siêu xây bên cạnh Tháp Bút một Đài Nghiên. Đó là một cái cửa cuốn trên có bê một cái nghiên bằng đá tạo theo h́nh nửa quả đào. Ở thành Nghiên có khắc bài minh do thần Siêu soạn, với ư tứ rằng: Xưa lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái Nghiên chẳng có h́nh dáng, không vuông, không tṛn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gươm, ngửa trông g̣ Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.
Tháng ba. Những lá sen bứt khỏi mặt nước, cuộn búp tṛn như cuốn thư gặp nắng xuân dần dần mở ra, khoe màu xanh cốm nơn nà dưới sắc nắng óng ả ban mai. Mặt nước xao động, lăn tăn sóng nhẹ khi có cơn gió đùa giỡn trên mặt nước. Những cọng lá sen rung rung nhẹ chạm vào nhau.
Mọi năm, vào cữ thời khắc đấu nối xuân hè, những búp hoa sen đă lô nhô vươn khỏi mặt nước, đầu búp sen phớt màu hồng đào nết na như gái quê tuổi mười lăm, khép nép và vô lo. Nhưng năm nay th́ khác. Tháng ba, tháng cuối của mùa xuân, trời giáng cho hai cơn lốc kèm mưa đá. Nhiều lá sen non nớt vừa cỡ cái vung nồi đă bị mưa đá làm cho tan nát, thủng lỗ chỗ như bị bom bi, có lá bị giập cuống héo rũ. Nhưng cũng chỉ một tuần sau, những đọt lá non tơ xanh màu cốm lại cứng cỏi đâm thẳng lên khỏi mặt nước.
Nhưng phải hai lần như thế, những lá sen non mới trải kín mặt hồ, chỉ tiếc một nỗi, chưa thấy có nụ hoa nào ló mặt. Mọi năm khi lá sen chưa khép tán, th́ cả một dàn hợp xướng hoa đă nhấp nhô như bầy tiên non giữa bầu trời xanh cốm sắc lá non...
Sen Tây Hồ năm nay là thế!
Mặc dù ở bắc hồ Tây, các ao sen h́nh như đă "nằm trên thớt" của quy hoạch khu vui chơi giải trí chưa biết bị lấp bất cứ lúc nào, đă thấy thấp thoáng có biển cắm "ao sen giống". Nếu là vậy th́ loại sen trăm cánh có cơ may giữ được giống quư. Nhưng đến giờ này sen vẫn chỉ trải lá, lấp kín mặt hồ mà búp hoa không chịu trổ. Không biết do thiên nhiên giáng hai trận mưa đá làm chột mầm hoa hay v́ nh́n sang khu vườn đào láng giềng có mấy trăm năm tuổi bị san bằng, đào năm qua trên đất ấy không c̣n nở hoa, mà sen Tây Hồ chột dạ, cám cảnh cho số phận của ḿnh...
Cũng không biết nữa, thiên nhiên luôn huyền bí tự ngàn xưa.
Gươm Báu Của Vua Lê - Huyền Thoại & Sự Thật -------------------------------------------------------------------------------- Truyền thuyết về gươm báu "Thuận Thiên" của Vua Lê Lợi cùng việc trả gươm cho Rùa thần tại Hồ Tả Vọng (nay là hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm Hà Nội) sau ngày đánh tan giặc Minh bao đời nay vẫn đọng trong tâm linh, ư thức dân tộc. Đó là sự hàm ẩn những triết lư nhân sinh của người Việt đằng sau sự giao ḥa giữa chính sử và dă sử: Thuận Thiên là biểu tượng thiên thời - địa lợi - nhân ḥa; việc trả kiếm ngoài biểu tượng của ḷng trung tín với nhân dân, trời đất, c̣n là khát vọng ḥa b́nh khi vận nước Đại Việt đă lên, mở nền thái b́nh thịnh trị. Hơn 5 thế kỷ đă trôi qua, song truyền thuyết về Hồ Hoàn Kiếm - Hồ Gươm và thanh thần kiếm Thuận Thiên mà B́nh Định vương Lê Lợi hoàn trả cho thần Rùa sau khi quốc gia Đại Việt đă đánh tan 10 vạn quân Minh hung bạo... vẫn lắng đọng, lung linh trong đời sống tâm linh, ư thức dân tộc. Những câu đối sơn son thếp vàng trong đền Ngọc Sơn không tiếc lời ngợi ca giá trị - vẻ đẹp của thanh kiếm báu. ... Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy Văn ṭng đại khối thọ như sơn (Gươm có khí thiêng sáng màu nước Văn theo trời đất vững như non) ... Vạn kim bảo kiếm tàng thu thủy Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ (Gươm quư muôn vàn dưới nước thu Một tấm ḷng son ẩn trong hồ ngọc) Trong bài "Ngọc Sơn Đế quân từ kư", tiến sĩ Vũ Tông Phan cũng có câu: Bảo kiếm tân ma bách điện quang Tứ phương chiếu diện nhậm hành, tàng (Gươm báu mới mài ngời ánh sáng Cất hay dùng vẫn rạng muôn phương) Về lai lịch của thanh kiếm Thuận Thiên đă có truyền thuyết và một số sử sách ghi chép. Cuốn "Lê thế ngọc phả" (do ông Lê Duy Nhương, 81 tuổi, cháu 6 đời của Vua Cảnh Hưng Lê Hiển Tông cho đọc trong chuyến điền dă xứ Kinh Bắc cổ) ghi chép, miêu tả tỷ mỷ hơn cả. Cuốn "Lê thế ngọc phả" ấy do các gia thần của Vua Cảnh Hưng là Nguyễn Hài, Trọng Viêm, Nguyên Cang và Sương Huyền, phụng chỉ Vua Cảnh Hưng biên soạn bằng Hán Văn có ghi sự tích "Vua được gươm thần" như sau: "Đêm mồng 10 tháng 12 năm ất Mùi (1415), có người ở Cổ Lôi tên là Lê Thận, làm nghề đánh cá, đêm kéo vó ở sông Lương Giang, xứ Ma Viên, thấy dưới nước có ánh sáng như đuốc. Cả đêm không kéo được con cá nào, chỉ được một thanh sắt trông như h́nh thanh kiếm cũ, dài 3 thước, rộng 2 tấc, dầy 3 phân (Sách Lam Sơn thực lục và Đại Việt thông sử chép là dài hơn một thước). Trên thanh sắt có dấu linh phù và có câu thần chú rằng: Thượng đế sắc mệnh Bảo kiếm uy cương Cử chỉ nhất động Hỏa chiếu vạn phương Sơn băng địa liệt Phá tặc thần tàng Cấp cấp như luật lệnh. Nghĩa là: Đức Thượng đế có sắc mệnh Đây là gươm báu oai cường Chỉ cần cất lên Lửa lóe sáng tới muôn phương Chỉ núi, núi tan; chỉ đất, đất nứt Chỉ thần, thần nép; chỉ giặc, giặc hàng Tất cả đều tuân hành mau chóng. Năm ấy, Vua 31 tuổi, cùng Thận chơi thân, gặp khi nhà Thận có giỗ Vua tới làm lễ, nh́n gầm giường thấy ánh sáng lạ bèn tới gần xem th́ ra đó là thanh sắt. Vua xin, Thận cho ngay. Vua đem về nhà mài th́ hiện lên 4 chữ "Thuận Thiên Lê Lợi", bèn giấu kín một nơi. Năm Bính Thân (1416), Vua 32 tuổi, sáng sớm ngày 15 tháng giêng, Vua ra cửa bắt được một chuôi gươm bằng đồng đen dài một tấc năm phân, dày 4 phân. Vua đem chuôi kiếm vào nhà rồi lấy lưỡi kiếm trước ra, đứng giữa sân, ngửa mặt lên trời khấn rằng: - Nay giặc Bắc xâm chiếm nước Nam, sinh linh khổ sở đă lâu, nếu tôi cứu được dân sống th́ xin trời cho lưỡi kiếm và chuôi kiếm gắn liền như một. Khấn rồi, Vua cắm thanh kiếm vào chuôi, tự nhiên hai thứ gắn nhau như đúc liền, không sao tháo ra được nữa. Đêm đến, gươm tỏa hào quang sáng như đuốc. Vua biết là thần vật, giấu kín một nơi không cho ai hay. Một hôm, phu nhân Phạm Thị Ngọc Trần thấy vật ǵ treo trên cây đa trước nhà bèn bảo Vua. Lê Lợi trèo lên xem, hóa ra bao kiếm. Đem xuống lấy kiếm tra vào th́ vừa khít. Vua càng khấp khởi mừng thầm "Hẳn trời cho ta kiếm báu". Mười mấy năm trời "nếm mật nằm gai" trải bao phen vào sinh ra tử, một gươm đại định dẹp phăng giặc Minh, mở nền "thái b́nh muôn thuở". Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên ở thành Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Nhớ lại chuyện xưa mới đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Nhân một buổi đẹp trời, Vua ngự giá ra chơi hồ Tả Vọng (c̣n gọi là hồ Lục Thủy v́ nước xanh sẫm), thuyền rồng vừa đến giữa hồ, bỗng dưới nước nổi lên một rùa vàng rất to. Rùa bơi đến trước thuyền rồng cúi đầu như có ư bái lạy và cất tiếng: - Việc nước đă xong, xin bệ hạ hoàn lại kiếm thần! Vua tung gươm, rùa vàng liền đớp lấy lặn xuống nước mất tăm. Từ đó nhân dân gọi hồ Tả Vọng là Hồ Hoàn Kiếm (hồ trả Gươm). Sở dĩ nảy sinh thanh kiếm thần Thuận Thiên cũng do bối cảnh lịch sử và tâm lư xă hội của thế kỷ 15. Lúc bấy giờ, nhằm mục đích đồng hóa Đại Việt, giặc Minh đă đàn áp người Việt hết sức dă man: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ (B́nh Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trăi) và tịch thu sách vở, đập vỡ bia đá, đền miếu các nơi... khiến ai cũng căm uất. Tất thảy đều mong ước có bậc hiền tài cứu giúp trăm họ ra khỏi cảnh lầm than khốn cùng. B́nh Định Vương Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm đă đáp ứng được nguyện vọng, yêu cầu chính đáng đó, và ông đă được nhân dân "thần thánh hóa" thành nhân vật được Trời - Đất (Vũ trụ) trao cho sứ mệnh trọng đại. Huyền thoại đă khắc họa một cách sinh động, ly kỳ: lưỡi gươm ở dưới nước, đốc gươm trên mặt đất, bao gươm ở trên cây. Thần kiếm Thuận Thiên là sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa của 3 chiều không gian và cũng là biểu tượng Thiên thời - Địa lợi - Nhân ḥa. Chuyện trả kiếm cho thần Rùa là một mô típ độc đáo thường gặp trong truyện kể dân gian và nó thể hiện sâu sắc ư nguyện yêu chuộng ḥa b́nh của dân tộc Việt. Việc trả binh khí cho thần từng được truyền tụng trong lịch sử. An Dương Vương được thần Kim Quy cho mượn bảo kiếm để chém gà tinh trắng. Khi xây thành ốc xong, nhà vua đă trả kiếm cho thần. Thần Kim Quy c̣n cho An Dương Vương mượn móng của ḿnh làm lẫy nỏ thần, nhưng khi dẹp tan quân xâm lược Triệu Đà, nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ rồi đem quân vây đánh Loa thành khiến An Dương Vương phải chịu cảnh nước mất nhà tan. Phải chăng B́nh Định Vương Lê Lợi đă nhớ tới bài học đó?! Cái ǵ đă mượn th́ phải trả phải biết ơn người đă giúp ḿnh dựng nên nghiệp lớn phải trung tín, thủy chung. C̣n tại sao, nơi mượn gươm thần lại là sông Lương (một đoạn của sông Chu thuộc địa phận Thanh Hóa ngày nay) mà nơi trả gươm lại là hồ Lục Thủy nằm giữa kinh thành Đông Đô? Như mọi người đă biết, thời Lê Lợi, Thanh Hóa được coi là Tây Kinh, Tây Đô, c̣n Thăng Long (Hà Nội ngày nay) gọi là Đông Kinh, Đông Đô. Vậy Nhà Lê có 2 "đô - thành", một ở "chốn Tổ nơi phát tích", một ở nơi lên ngôi Vua. Vua chọn địa điểm Mượn - Trả gươm theo chu tŕnh từ Tây sang Đông hàm ư nghĩa triết học Mỹ học Á Đông. Hướng Đông là hướng mặt trời lên, hướng Tây là hướng mặt trời lặn. Mượn kiếm ở phương Tây (Thanh Hóa) nơi mặt trời lặn ngụ ư, thời cuộc lúc đó đen tối, bi thảm. Trả kiếm ở phương Đông nơi mặt trời mọc (Thăng Long) thể hiện vận hội nước nhà hưng thịnh, một rạng đông, một b́nh minh mới bắt đầu. Lê Lợi chọn việc trả kiếm ở nơi hồ biếc giữa kinh thành muốn chứng tỏ cho thần linh và bàn dân thiên hạ thấy tấm ḷng quang minh chính đại của ḿnh. Và lễ thức Mượn - Trả gươm theo sự vận hành của mặt trời (ngược chiều kim đồng hồ) từ Tây sang Đông cũng nói lên cơ trời vận nước đă thay đổi "hết khổ là vui vốn lẽ đời" "hết đêm trường là ban mai xán lạn". Quả thực, sau cuộc chiến thắng giặc Minh của B́nh Định Vương Lê Lợi, nước Đại Việt đă ca khúc khải hoàn và mở nền thái b́nh thịnh trị dài lâu trong lịch sử.
Di tích thành cổ Tây Sơn Thành cổ Sơn Tây là một di tích cổ, tuy đă bị đổ nát nhưng c̣n nguyên h́nh dáng tồn tại độc nhất ở nước ta ngày nay.
Thời Lê, trấn thành Sơn Tây ở La Phẩm (nay là Ba V́), ở hữu ngạn sông Hồng, phía dưới ngă ba Bạch Hạc độ 5 km. V́ nước lụt đe dọa nên vào thời Cảnh Hưng (1740-1786) chúa Trịnh cho di chuyển về Mông Phụ (ngoại vi thị xă Sơn Tây ngày nay). Tại nơi thành mới, v́ c̣n gần sông Hồng, vẫn bị lụt đe dọa làm lở bờ sông, xâm phạm vào thành nên vua Minh Mệnh mới cho dời xa sông Hồng hơn để tránh bị lở đất và vùng đất giáp giới hai xă Mai Trai, Thuần Nghệ đă được chọn làm địa điểm xây thành mới.
Thành mới xây năm 1822 nằm dưới ngă ba Bạch Hạc độ 12 km ở trung tâm trấn Sơn Tây: từ trấn thành đóng ở Thuần Nghệ, Mai Trai về địa giới tỉnh Hà Nội ở phía đông 37 dặm.
Phía Tây đến địa giới Tam Nông, Thanh Thủy, Hưng Hóa là 44 dặm, phía nam đến địa giới huyện Yên Hóa, Ninh B́nh (vùng Nho Quan) là 49 dặm và phía bắc đến địa giới các huyện Đại Từ, Thái Nguyên là 138 dặm.
Như thế vùng Thuần Nghệ, Mai Trai, địa thế chiến lược so với trấn thành cũ ở Mông Phụ không có ǵ thay đổi mà Mai Trai, Thuần Nghệ so với Mông Phụ lại cao ráo, rộng răi, xa bờ sông hơn, được mấy ngọn đồi ở vùng Mông Phụ che thế nước nên vùng Mai Trai, Thuần Nghệ không bị thế nước chảy xiết gây lở bờ sông. Nhà vua chuẩn y cho dời trấn thành Sơn Tây từ Mông Phụ về Mai Trai, Thuần Nghệ.
Trấn Sơn Tây là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam. Thời Lê, bốn trấn này c̣n gọi là nội trấn. Đó là vùng đồng bằng trù phú, dân cư đông đúc, đất bản bộ của người Kinh. Tại một vài vùng của tứ trấn, ăn sâu vào miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số nhưng số lượng không đáng kể, bốn trấn này là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đ́nh có thể vươn xa ra vùng biên giới. Đến thời Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ, phía trong th́ che chở, bảo vệ Bắc Thành, bên ngoài th́ Sơn Tây phải làm bàn đạp, làm hậu cứ để triều đ́nh bảo vệ vùng biên cương ở thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô, do đó nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc. Thời đó trấn thành Sơn Tây không phải chỉ có quan hệ trực tiếp với vùng đất thị xă Sơn Tây nhỏ hẹp ngày nay, mà các cơ quan cai trị đóng trong trấn thành Sơn Tây phải quản lư mọi công việc của trấn Sơn Tây rộng lớn gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm hầu như toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ trừ vài châu xa thuộc trấn Hưng Hóa và hơn một nửa tỉnh Hà Tây ngày nay. Trấn Sơn Tây xưa rộng lớn th́ trấn thành, nơi đóng của các cơ quan đầu tỉnh, có nhiệm vụ quản lư toàn tỉnh càng quan trọng. Nhưng trấn thành Sơn Tây không phải chỉ quan trọng v́ nó có nhiệm vụ quản lư một tỉnh lớn mà từ xa xưa lúc nào nó cũng là hậu cứ, là bàn đạp cho vùng biên giới xa xôi. Nhiệm vụ này là do chính địa thế Sơn Tây so với vùng thượng du Tây Bắc và Bắc Kỳ quy định. Sơn Tây c̣n là vùng dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, một vùng đất cơ bản của người Việt từ khi lập nước, một phần vùng đất cơ bản của nước ta ngày nay.
Con sông Hồng từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam, chảy dọc theo chân núi Hoàng Liên Sơn trong một thung lũng hẹp, đầy núi non hiểm trở. Sau khi vượt qua vùng Yên Bái, bắt đầu chảy vào đất trấn Sơn Tây ở hai huyện Hạ Ḥa và Cẩm Khê, phủ Lâm Thao. Từ Yên Bái trở lên, sông Hồng chảy xiết, hai bên bờ sát núi, nhưng từ Hạ Ḥa, Cẩm Khê trở xuống thung lũng rộng ra, hai bên bờ sông Hồng đă có các cánh đồng, băi ngô, ruộng lúa, xóm làng đông đúc. Từ Trấn Yên trở lên, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trong các thung lũng. Người Kinh tụ tập ở các thị trấn, các phố huyện, phố châu nhưng khi sông Hồng vào đất Hạ Ḥa, Cẩm Khê th́ làng xóm đă đông đúc và dân đă là người Kinh sinh sống từ lâu đời. Con sông Thao chảy qua vùng đất Thanh Ba, vùng thị xă Phú Thọ th́ làng xóm người Việt đă trù phú, đông đúc hơn và chính các huyện của phủ Lâm Thao này là đất Phong Châu khi xưa, nơi đóng đô của các vua Hùng, nơi mà cư dân Lạc Việt sinh sống từ thời đá mài, đồ đồng và sắt sớm, rồi từ đó lan tỏa ra khắp đồng bằng Bắc Bộ và cả nước. Đến cuối phủ Lâm Thao, con sông Thao rộng lớn lại nhận thêm nước của sông Đà ở ngă ba Hạ Nông. Sông Đà cũng là một sông lớn chảy suốt vùng Tây Bắc và khi đến Chợ Bờ, Ḥa B́nh th́ sông đă rộng lớn hiền ḥa. Sau khi qua vùng Ḥa B́nh, sông Đà chảy quanh núi Tản Viên, qua huyện Bất Bạt của Sơn Tây và Thanh Thủy của xứ Hưng Hóa đi vào ngă ba Hạ Nông. Về phía tả ngạn sông Hồng, sông Lô cũng phát nguyên từ Trung Quốc chảy xuống Tuyên Quang, rồi tiếp đến phủ Đoan Hùng. Sông Lô gặp sông Chảy ở ngă ba Ngọc Chúc. Từ Ngọc Chúc, sông Lô tiếp tục chảy về xuôi, ở ngă ba Phú Hậu, sông Lô lại nhận nước sông Phó Đáy chảy từ Thái Nguyên qua Sơn Dương để nhập vào sông Lô. Từ ngă ba Phú Hậu, sông Lô chỉ chảy qua một đoạn ngắn nữa rồi đổ vào sông Thao ở ngă ba Bạch Hạc. Từ ngă ba Bạch Hạc, các con sông x̣e ra như nan quạt, đi lên nguồn của sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy và sông Phó Đáy. Từ ngă ba Bạch Hạc này, thuyền bè từ miền xuôi đi lên, có thể đi lên theo sông Thao, sông Đà và sông Lô. Do đó ngă ba Bạch Hạc là cửa ngơ của cả vùng rừng núi Tây Bắc và phía Bắc. Trấn thành Sơn Tây được xây dựng trên bến Phú Nhi cách ngă ba Bạch Hạc 28 dặm tức khoảng hơn 12 km chính là căn cứ chính để tiến lên bảo vệ vùng rừng núi theo những cái nan quạt trên mà đường nối liền vùng biên giới với đồng bằng, là những thung lũng ven các con sông mà ta đă nói.
Thành Sơn Tây có chu vi 326 trượng, cao 1 trượng 1 thước. Thành có bốn cổng có hào bảo vệ phía ngoài thành. V́ thành xây vào thời Nguyễn, thời mà súng đại bác đă phát triển nên xây theo kiểu Vauban nghĩa là thành có những chỗ lồi ra để lập pháo đài. Theo những ảnh trong sách “Une campange au Tonkin” của bác sĩ quân y Hocquard chụp khoảng năm 1884 th́ thành khá đẹp, cổng thành hiện không có ảnh trong sách nhưng tác giả Hocquard cho biết cổng thành này y hệt cổng thành Bắc Ninh.
Để cho trấn thành Sơn Tây có đủ nghi vệ tôn nghiêm theo quy định của Triều đ́nh nhà Nguyễn như trong “Đại Nam hội điển sự lệ” đă quy định (Quyển 13 nhà xuất bản Thuận Hóa, 1933). Trong thành Sơn Tây c̣n có cột cờ, hành cung hay c̣n gọi là vọng cung, là nơi khi vua đi qua th́ nghỉ lại hoặc vào ngày khánh tiết, các quan vào chúc mừng vọng nhà vua xem như nơi ở riêng của vua. Theo quy định có ghi trong “Đại Nam hội điển sự lệ” th́ hành cung có 5 gian 2 chái. Các hành cung kể cả nhà bếp phía sau có quy cách làm ghi rơ trong “Đại Nam hội điển sự lệ”, chứ các trấn thành mà sau là tỉnh thành không thể làm vượt quy cách cho phép.
Ở đây xin cải chính một điều mà ở thời gian xây thành là điều cấm kỵ nghiêm ngặt: đó là gọi hành cung Sơn Tây là “Điện Kính Thiên” và cổng hành cung là “Đoan Môn”. Chỉ duy nhất ở Hà Nội, nơi trước kia vua Lê ngự và sau này vua Gia Long đóng lại khi ra Bắc mới có Đoan Môn và Điện Kính Thiên. Đó là nơi ở của vua nên ai gọi tên như thế là thành vấn đề “phạm thượng” chứ không phải nhỏ.
Chính thác bán bia “Sơn Tây hành cung trùng tu” lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm kư hiệu 15562 mà nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thức công bố đă nói rơ vấn đề này.
Tất cả bia cổ, sách cổ đều gọi là hành cung hay vọng cung, măi gần đây, một số người làm công tác văn hóa ở Sơn Tây mới gọi là điện kính thiên và đoan môn. C̣n về cột cờ thành Sơn Tây th́ từ trang 191 quyển sách ở trên cộng với quy định của “Đại Nam hội điển sự lệ” là ta có một h́nh ảnh cột cờ hoàn chỉnh.
Trong thành c̣n có Dinh tổng đốc, bố chính, án sát và đề đốc.
Theo quy định ghi trong “Đại Nam hội điển sự lệ”, mỗi dinh có 3 gian 2 chái, nhà bếp của dinh tổng đốc 2 gian 2 chái, c̣n nhà bếp của các dinh khác có 1 gian 2 chái sau công đường của 4 quan tỉnh. Các dinh, kể cả dinh đốc học đều có nhà nhỏ xây gạch, lợp ngói làm tư dinh cho quan lại ở. Trong thành Sơn Tây c̣n có kho tiền, kho vũ khí, kho lương là những thứ rất quan trọng dùng trong việc binh cho cả một vùng rộng lớn.
Với những điều vừa tŕnh bày, có thể thấy thành Sơn Tây là một thành lớn do triều đ́nh nhà Nguyễn xây dựng để quản trị cả một vùng rộng lớn gồm một nửa tỉnh Hà Tây, toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sơn Dương, gần như toàn bộ tỉnh Phú Thọ. Không những thế, nó c̣n trấn trị toàn vùng Tây Bắc, vùng thượng lưu sông Hồng, vùng lưu vực sông Lô, sông Chẩy, do đó thành phải khang trang, to đẹp để nhân dân thấy rơ uy thế của triều đ́nh mà cũng là uy thế của dân tộc. Tính nhất thống thể hiện rơ ở chỗ vị quan xây thành là do vua cử - một vị quan to về chỉ huy (phó thống thập cơ), điều động quân trung ương chứ không phải binh lính của tỉnh. Mọi quy cách trong việc xây thành đều theo một quy chế thống nhất, chỉ khác một điểm là Sơn Tây có đá ong nên dùng vật liệu xây dựng tại chỗ c̣n kích thước th́ thống nhất như quy định của triều đ́nh. Điều này có được v́ nhà Nguyễn đă thống nhất đất nước.
Một cái thành to đẹp như thế, khi xây dựng rất tốn kém, nhưng thời đó đất nước đă thống nhất 20 năm, tiền gạo, nhân công, vật liệu đă dồi dào nên nhà nước có đủ nhân lực, vật lực xây thành, nói lên thế nước hưng thịnh thời Minh Mệnh.
Thành, hào, cổng thành, cột cờ, dinh thự trong thành đều rất khang trang, nó tiêu biểu cho tŕnh độ kỹ thuật, văn hóa của một thời đất nước thống nhất và hưng thịnh ở đầu thế kỷ XIX. (HT- CỘT CỜ THÀNH SƠN TÂY ĐĂ BỊ PHÁ HUỶ TRONG NHỮNG NĂM MỸ ĐÁNH PHÁ MIỀN BẮC. CUỐI NĂM 2004, CHÚNG TÔI ĐĂ LÊN DÂY, CỘT CỜ MỚI ĐĂ ĐƯỢC DỰNG LẠI VỚI KIỂU KIẾN TRÚC NHƯ CŨ, CHÂN ĐẾ VÀ THÂN CỘT ĐƯỢC LÀM BẰNG ĐÁ ONG. TƯỜNG THÀNH XUNG QUANH CŨNG ĐANG ĐƯỢC XÂY LẠI. HIỆN CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT CỔNG THÀNH CỔ CÓ NIÊN ĐẠI TỪ KHI BẮT ĐẦU CÓ THÀNH. TRÊN CỔNG THÀNH CÓ CÂY ĐA CỔ, ÔM LẤY CỔNG. VIỆC TÔN TẠO TRONG DỊP NÀY CÓ THỂ PHẢI "XOÁ SỔ" CÂY ĐA VÀ CỔNG THÀNH CỔ NÀY. NHIỀU NGƯỜI DÂN XỨ ĐOÀI ĐĂ PHẢN ĐỐI VIỆC NÀY) -- Edited by Hoang Thang at 11:25, 2005-06-11
Núi, động Hoàng Xá “đệ nhị” thập bát đại danh sơn của phủ Quốc (4/3/2005)
Núi Hoàng Xá.
Trong quần thể di tích lịch sử, văn hóa, du lịch chùa Thầy nổi tiếng cả nước th́ núi, động Hoàng Xá thuộc vào một danh thắng, và lịch sử sơn kỳ, thủy tú hấp dẫn du khách thập phương...
Theo quan niệm địa lư xưa th́ toàn bộ hệ thống thập bát đại danh sơn (18 ngọn núi) của phủ Quốc là chi long, gân mạch bắt nguồn từ tổ sơn - núi Tản Viên linh thiêng - uốn lượn ch́m nổi theo địa long mạch kéo dài hàng chục km để tạo nên một vùng núi non đột khởi với 18 ngọn giữa vùng đồng bằng mênh mông bát ngát, ngày nay được ví như “Vịnh Hạ Long cạn” của xứ Đoài. Núi Hoàng Xá có tên chữ là Tượng Linh Sơn bởi từ xa nh́n lại núi có h́nh dạng như một con voi khổng lồ nằm phủ phục giữa cánh đồng đầu hướng về kinh thành Thăng Long. Núi Hoàng Xá có độ cao gần 100m, có rất nhiều hang động đẹp và hiểm trở. Nổi bật nhất là động Hoàng Xá nằm ở vị trí cổ và lưng của Tượng Linh Sơn. Ḷng hang động ăn sâu vào núi sang cả vách núi bên kia. Từ đáy hang (lúc cần thiết có thể chứa được hàng trăm người) du khách nh́n lên đỉnh hang là một khoảng không thông thiên thấy được cả mây bay và nắng trời. Nền hang thoáng rộng do nhiều gộp đá bằng phẳng tự nhiên ghép lại thành bàn cờ khổng lồ. Tương truyền tự xa xưa là chỗ đánh cờ du ngoạn của khách thần tiên. C̣n ngày nay nhất là vào những ngày hè nóng nực, du khách ngồi ở bàn cờ tiên trong không khí vô cùng mát mẻ để thư giăn nh́n ngắm hồ sen trước mặt. Dưới chân núi Hoàng Xá là hồ nước rộng chừng trên 1 mẫu nước không lúc nào cạn, tạo cho vùng đất có phong cảnh sơn thủy hữu t́nh. Kế bên hồ sen về bên phải là một ngôi chùa cổ kính có lịch sử vài trăm năm làm cho cảnh vật thêm phần tĩnh lặng. Từ trên đỉnh Tượng Linh Sơn, phóng tầm mắt ra 4 phía, du khách thấy lô nhô quanh đấy nào là núi Thầy (phật Tích Sơn), núi Phượng Hoàng, Hoa Phát xen lẫn giữa là cánh đồng lúa vàng và làng mạc sầm uất, san sát đan xen thật là một vùng quê đẹp vô cùng. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa đă ban tặng, núi, động Hoàng Xá c̣n là nơi ghi dấu tích và những sự kiện lịch sử quan trọng... Những năm 1946 - 1947, trong khi đào hào, đắp ụ, rào làng để kháng chiến chống Pháp, nhân dân địa phương đă đào được nhiều đồ dùng, công cụ bằng đá. Tiếp theo vào năm 1958, đoàn khảo cổ đă thực hiện khai quật địa điểm dưới chân núi, kết quả thu được rất nhiều di vật quư giá như: Ŕu đá, ṿng tay, roi xe chỉ, đồ gốm, mảnh gốm có trang trí nhiều hoa văn đặc sắc khác nhau. Từ đó có thể nhận thấy vùng đất Hoàng Xá từng là nơi cư trú, sinh sống của tổ tiên người Việt cổ... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 1949 - 1951, núi Hoàng Xá trở thành công sự pḥng thủ, vọng quan sát trung tâm của cả phủ Quốc giúp du kích địa phương và bộ đội chủ lực có điều kiện để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Dấu ấn lịch sử đặc biệt nhất của núi Hoàng Xá là ở chính nơi đây tại hang Ḅ là nơi cất giấu ngân quỹ - tiền Đông Dương kháng chiến của Chính phủ. Động Hoàng Xá là nơi Ủy ban Kháng chiến khu II thời chống Pháp họp nhiều hội nghị quan trọng và hơn hết là nơi đây Hồ Chủ tịch đă từng sống và làm việc. Người chủ tŕ phiên họp Hội đồng Chính phủ tại phủ Quốc để sau đó, Bác lên chiến khu Việt Bắc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đến ngày toàn thắng...
Đoàn chèo Hà Tây biễu diễn tại Lễ hội văn hóa Ba V́. Ảnh: Quốc Ân
Truyền thuyết về thời kỳ Hùng Vương dựng nước, coi Thần Nước là vị thần đứng đầu của đất Tổ và cũng là cả nước Văn Lang là “Tam Giang Bạch Hạc đại vương” mà nhân dân quen gọi là “Thánh Hạc”. Đó là thần ngă ba sông Bạch Hạc (nay là một phần của vùng đất Hà Tây và Việt Tŕ - Phú Thọ).
Có một số thần tích cho rằng: “Thần Tam Giang Bạch Hạc” có tên là Thổ Lệnh. Thổ Lệnh c̣n có anh sinh cùng một bọc là Thạch Khanh đă cùng với Thánh Tản Viên dẹp Thục nên được nhân dân thờ tự. Theo “Dư địa chí” của Nguyễn Trăi th́ Bạch Hạc thuộc đất Phong Châu ngày xưa (ngày nay là một phần đất của tỉnh Hà Tây), đất ấy có cây Chiên Đàn, có chim hạc trắng bay về đậu ở cây Chiên Đàn nên gọi là Bạch Hạc. Tên gọi Bạch Hạc được ra đời từ đó bởi cảnh đẹp ở nơi đây là nơi hội tụ, gặp gỡ của ba con sông (sông Lô, sông Đà, sông Hồng), lại là nơi chất chứa bao huyền thoại. Cũng từ địa danh này đă gợi cảm hứng cho Nguyễn Bá Lân - một vị Thượng thư từng giữ chức ở 6 Bộ của triều Lê (Lục bộ Thượng thư) được phong tước Lễ Trạch hầu, hàm Thiếu bảo, bậc Ngũ hầu Lăo chúa. Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đă hết lời ca ngợi phẩm cách trong sạch, cốt cách thanh cao và liêm khiết của ông trong cuộc đời làm quan từ khi ông 32 tuổi đến lúc mất là 86 tuổi. Người đời thường gọi Nguyễn Bá Lân là một trong “An Nam tứ đại tài” (bốn người tài giỏi bật nhất nước Nam). Bốn người đó là: Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Trắc Luân, Nguyễn Tông Khuê, Ngô Tuấn Cảnh. Người đời không chỉ biết tới Nguyễn Bá Lân - một vị quan mà c̣n biết tới ông là một nhà thơ ở thế kỷ 18 với bài phú Nôm nổi tiếng: “Ngă ba Hạc phú”. Ngă ba Hạc c̣n đấy, đẹp như thuở xa xưa khi Nguyễn Bá Lân “thấy Ngă ba Hạc xinh thay, làm ra một bài phú”. Nguyễn Bá Lân là một người văn, vơ song toàn. Tuy nhiên, trong số những tác phẩm văn chương của ông th́ “Ngă ba Hạc phú” cũng khẳng định ông là một tài năng trên thi đàn Việt Nam thế kỷ 18 mà giá trị c̣n tồn tại lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Địa danh Ngă ba Hạc không chỉ được biết đến bởi những sự tích, mà người đời c̣n biết tới ngă ba Hạc qua tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Bá Lân, với t́nh yêu quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước vùng đất Tổ cũng như xứ Đoài. Từ sự tích trên, Ngă ba Hạc sẽ c̣n là đề tài, nguồn cảm hứng cho những thi sĩ tiếp tục ngợi ca vẻ đẹp của địa danh này./.
Đó là ngôi đền thánh thiêng liêng nhất trong số những kiến trúc đạo Islam cổ xưa trên thế giới. H́nh mặt trăng ở nóc là tiêu chí của Hồi giáo. Nóc tṛn màu vàng kim tượng trưng cho tảng đá thiêng, dựa theo truyền thuyết cổ xưa rằng nơi đây là trung tâm của thế giới.
Chùa nóc tṛn mái đá là một ṭa thần điện đạo Islam mang tính chất quan trọng. Năm 1000 trước Công nguyên, vua David chiếm Jerusalem. Gây ra cuộc chiến này, David đă chọc giận thượng đế, khiến thượng đế nổi giận giáng xuống trái đất cơn ôn dịch. Để tỏ ư biết lỗi, David xây dựng một đàn tế trên tảng đá nham thạch ở Jerusalem. Đó là tảng đá Abraham từng dùng để giết con ḿnh - hoàng tử Isacc với ḷng thành dâng hiến thượng đế. Hành động này được mọi người tôn kính, và coi nơi này là trung tâm thế giới.
Chùa nóc tṛn mái đá.
Chính ở chỗ này, Salomon - con trai David - dựng lên thánh điện có khám vách, cho đến nay vẫn c̣n nh́n thấy tàn dư nền đất thần điện nằm trên. Thế kỷ 6 trước Công nguyên, thành bị Nebuchadnezzar I hủy hoại. Sau đó thánh điện được xây dựng lại vào thế kỷ I trước công nguyên. Trong quá tŕnh xây dựng lại, vua Herode tiến hành mở rộng bệ và thánh điện.
Kiến trúc này xây trong khoảng năm 688 đến năm 692 trước Công nguyên. Nó là kiến trúc đạo Islam cổ xưa nhất hiện c̣n. Nóc tṛn của chùa được chế bằng vàng đỏ, tượng trưng cho tảng đá thánh mà nó bảo hộ. Nóc khum đường kính 20 m, cao 34 m, xây trên nền đáy h́nh trống do cột đá chống đỡ. Hành lang cột phía ngoài h́nh bát giác, tương ứng với tường ngoài thánh điện. Hang đá lớn nằm ở vị trí trung tâm thánh điện, với hành lang cột chung quanh giúp cho đội ngũ hành hương có thể thảnh thơi đi lại nơi đây trong giờ nghỉ ngơi.
Bên trong thánh điện có rất nhiều tranh khảm đẹp, mang phong cách byzantine rơ rệt. Vùng trong của nóc khum nay vẫn c̣n một số chữ văn bia. Vùng ngoài nóc khum trước kia được che phủ bằng pha lê nạm khảm, đến thế kỷ 16, nóc khum này được thay thế bằng những mảnh ngói chuyên dùng.
Người xây dựng chùa nóc tṛn mái đá Khalifa Abd Almalik vương triều Umaya cũng được ghi tên vào văn bia trong điện. Về sau một Khalifa sửa đổi văn bia, tuyên bố kiến trúc này do ông ta xây dựng nên. Ông ta sửa tên, nhưng lại quên sửa ngày tháng, v́ thế công lao xây dựng chùa nóc tṛn vẫn thuộc về Khalifa Abd Almalik. Núi Thánh điện - địa phận chùa nóc tṛn mái đá cư ngụ - tồn tại ba thứ tôn giáo khác nhau.