Do các bài viết của chúng ta đă khá nhiều,các bạn vào cũng đă thấy rối,v́ vậy việc theo dơi bài không thuận tiện.V́ vậy,tôi đă di chuyển khá nhiều topic ko có phản hồi,các topic đă lâu ko có phản hồi...vào thùng rác,các bạn muốn t́m lại bài cũ ḿnh đang theo dơi có thể t́m ở đó!
Tôi biết đến Cao Nguyên Đồng Văn từ khi c̣n là học sinh cấp hai, câp ba. Cái môn địa lư thật "đáng ghét biết bao" v́ suốt ngày phải vẽ bản đồ, mà tôi th́ lại chẳng có "khiếu" vẽ chút nào. Mấy ông thầy dạy cũng buồn. Sau này, sang ngành du lịch cung k47 thấy học lại bao nhiêu cái từ hồi xửa hồi xưa, lại cho rằng cái môn này "đáng yêu" phết, v́ nó cần thiết cho nghề nghiệp của ḿnh. Vả lại được biết thêm nhiều mảnh đất của tổ quốc th́ cũng bổ ích.
Dù đă nghe cái tên Cao nguyên Đồng văn từ thủa nào nhưng măi cho đến tận bây giờ văn chưa có dịp để ghé qua chốn này. Đọc trong một số tài liệu thấy có một số thông tinh hay hay, bèn liều trích vào đây để thảng giở ra đọc cho vui mắt.
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, huyện lỵ cách thị xă Hà Giang 146km.
Huyện có 19 xă th́ 9 xă có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1ºC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24ºC. Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú th́ coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời".
Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon: đào, mận, lê, táo, hồng... về cây dược liệu quư: tam thất, thục địa, hồi, quế... Đồng Văn c̣n nổi tiếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu... Chính nơi đây đă tạo cho các nghệ sỹ nguồn cảm hứng sáng tác nên những tác phẩm hội hoạ, nhiếp ảnh độc đáo trên thế giới về thiên nhiên: núi rừng, ruộng bậc thang...
Đến với Đồng Văn là dịp để thử ḷng can đảm của bạn bởi đèo cao vực thẳm, nhiều khi phải đi bộ. Nhưng đổi lại, bạn được những ngày đắm ḿnh với thiên nhiên hùng vĩ, sống bên những con người c̣n nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Biết đâu nó sẽ làm bạn phải ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này.
Bây lâu nay chúng ta vẫn thường nghe câu: "Cầu Nam - Chùa Bắc - Đ́nh Đoài".
Nếu như xứ Kinh Bắc nổi tiếng về Chùa v́ nơi đây theo nhiều người là nơi mà đạo phật du nhập vào đầu tiên. Các công tŕnh ở đây có thể kể đến Chủa Dâu, chùa Bút Tháp, Chủa Phật Tích...
Xứ Nam Hạ lại nổi tiếng về "cầu" (xin xem phần Tản mạn văn hoá , chúng tôi đă tản mạn về cầu xứ Nam rồi.).
Th́ khi nói đến Xứ Đoài quê tôi, không thể nói đến Đ́nh. V́ chính Đ́nh là nơi mà văn hoá dân gian hội tụ. Có thể kể đến ngôi đ́nh tiêu biểu và Đ̀nh Tây Đằng. Nhung Xứ Đoài - Hà Tây quê tôi đâu chỉ có nổi tiếng về đ́nh, mà chùa cũng là những công danh lam làm nên một phong vị văn hoá riêng của mảnh đất văn hiến này. Có thể kể đến chủa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Tây phương. chủa Mía... và đương nhiêu không thể không nói tới Chùa Hương- từng được Tĩnh Đô vường Trịnh Sâm phong là "Nam thiên đệ nhất động"
Trong dịp làm niên luận tôi cũng được Tiến Sĩ Vũ Mạnh Hà giúp đỡ thực hiện công việc của ḿnh và thế là cũng có thêm cơ hội để tiếp xúc và khàm phá thêm về cái nôi của đạo phật tại Việt Nam. Dưới đây là thông tin từ vietnam Net, các bạn tham khảo.
"Năm nào cũng vậy, mỗi độ xuân về, chùa Hương thuộc xă Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây lại thu hút hàng chục vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước và không ít người nước ngoài đến đây văn cảnh, lễ bái, dự hội, thăm quan du lịch. Miền đất Phật này thực sự là nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều chùa cổ, nhiều hang động kỳ thú...
Văn cảnh
Chùa Hương chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam nhưng lại hội đủ loại h́nh du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động... Hội chùa Hương kéo dài tới hơn 2 tháng từ trước Rằm tháng Giêng đến Rằm tháng Ba âm lịch. Du khách có thể đến chùa Hương bằng nhiều đường: đường bộ, đường thủy... mà Bến Yến là điểm xuất phát của hành tŕnh. Từ Bến Yến, khách đi bằng đường bộ xuyên qua rừng mơ, là con đường ṃn của các tiều phu vào rừng lấy củi, hái thuốc. Đi đường bộ có cái thú của người đi bộ, người leo núi được ḥa ḿnh vào nhiều chùa, hang, cảnh đẹp, được có dịp thắp nén nhang bên ngôi mộ Tản Đà, một thi sĩ danh tiếng của Việt Nam sống ở nửa đầu thế kỷ XX.
Nhưng thông thường du khách thích đi đường thuỷ. Mọi người cùng xuống đ̣ do các cô gái làng Yến chèo lái, thả lững lờ dọc suối Yến, lặng ngắm hai bên bờ, xa xa sau màn sương mỏng nhẹ là trùng điệp núi biếc. Nếu ngồi cạnh bạn lại là một khách ưa chuyện tṛ, hiểu biết kể cho bạn nghe những huyền thoại đất Hương Sơn th́ không c̣n ǵ thú vị hơn. Tên núi được đặt theo h́nh dáng núi. Nào là núi Ngũ Nhạc có h́nh năm trái Chuông, núi Đụn như đụn thóc, núi Voi, núi Lân h́nh con kỳ lân, núi Quy h́nh con rùa. Ngoài ra, c̣n các núi Thuyền Rồng, Phượng Hoàng ở hai bên suối Tuyết - con suối dẫn đường vào chùa Tuyết Sơn, núi Mâm Xôi, núi Trống, núi Chiêng, núi Ông Sư, núi Bà Văi... Đ̣ dừng lại ở khu đền Tŕnh để các bà, các chị... vào làm lễ tŕnh diện với các vị Sơn thần, với một dũng tướng của vua Hùng cai quản vùng đất thiêng. Rồi khách lại xuống đ̣ tiếp tục theo ḍng suối uốn lượn quanh co qua hang Bà, Cầu Hội cảnh đẹp như tranh thủy mặc với cỏ, cây, hoa, lá đung đưa theo gió xuân.
Thuyền ghé bến đầu tiên đưa khách thăm chùa Thiên Trù, chùa Thiên Trù được coi là "bếp nhà trời" c̣n gọi với các tên dân gian là chùa Ngoài, chùa Tṛ. Bên phải chùa Thiên Trù có động Tiên Sơn với nhiều nhũ đá trên vách và 5 pho tượng đá. Nơi đây c̣n có hồ bán nguyệt nuôi thả hoa sen, cá, quanh chùa Thiên Trù là núi cao và hàng trăm ngọn tháp.
Du khách đi tiếp vào chùa Trong nơi có động Hương Tích cổ kính, được chúa Trịnh Sâm (thế kỷ XVIII) tôn vinh là "Nam Thiên đệ nhất động" với ư nghĩa: hang động đẹp nhất trời Nam. Cửa động Hương Tích có lối Lên Trời, lối Xuống Âm Phủ. Nơi đây là điểm hội tụ nhiều cảnh đẹp của chùa Giải Oan, chùa Cửa Vơng, am Phật Tích, động Tuyết Ḱnh với chim ca, vượn hót, tiếng suối róc rách như bản ḥa tấu của thiên nhiên. Động Hương Tích gắn với bao nhân vật lịch sử, thi nhân Việt Nam như Trịnh Sâm, Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu... Núi Hương Sơn có cách nay khoảng 200 triệu năm nhưng theo truyền thuyết và ngọc phả c̣n lưu giữ th́ động Hương Tích mới ra đời cách đây hơn 2000 năm. Trong động nhũ đá h́nh thù muôn vẻ, được dân gian đặt những tên gọi thân quen như Cây Gạo, Cây Vàng... và trong chùa Hương Tích có các tượng Phật Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ được phối thờ... đặc biệt có ṭa Cửu Long h́nh 9 con rồng chầu bằng nhũ đá.
Tại Hương Tích Sơn c̣n có các đền, chùa, hang động đầy hấp dẫn với những cái tên đẹp như núi Long Vân, động Long Vân, chùa Long Vân, động Tuyết Sơn, động Hinh Bồng gắn với cảnh đồng ruộng, núi Lăo, thung Lăo... Hang Sũng Sàm mới phát hiện năm 1975 là nơi cư trú của người cổ bản địa cách đây hàng vạn năm... Hương Tích Sơn nói chung, chùa Hương nói riêng quả là một kỳ tích mà đất nước Việt Nam được thiên nhiên ban tặng.
Kiến trúc
Chùa Hương không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây c̣n giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư t́nh cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại. Một trong những cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên "Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung". Chuông cao 1,24m đường kính đáy 0,63m, thân chuông có tám núm lồi ch́a ra bốn góc, mỗi góc hai núm. Xung quanh mỗi vú là những chấm tṛn tạo nên sự khác biệt so với chuông cùng thời. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo trong động Hương Tích có niên đại Cảnh Hưng 27 tức năm 1766. Một quả chuông khác nhỏ hơn, đúc thời Tây Sơn (1793) treo ở nhà Tổ chùa Thiên Trù. Chuông chùa như khí cụ tích tụ linh khí núi sông và phát tiếng ngân vang vọng thấm nhuần vào chúng sinh trong thế giới Sa bà. Ở chùa Hương cổ vật bằng đá cũng khá nhiều. Điển h́nh là bia đá, có loại bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ), bia ma nhai (bia mài khắc trên đá). Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia "Thiên Trù tự bi kư" hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa. Bia có niên đại Chính Ḥa thứ bảy (1688). Đây là tấm bia đá lớn, diềm bia được chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khỏe khoắn đưa được hơi thở của cuộc sống dân dă lên mặt bia qua h́nh tượng các con vật như voi, trâu, vịt, cua... Các bệ đá đặt trước điện thờ Phật ở động Hương Tích mang tính nghệ thuật cao thời Lê - Trịnh, chạm nổi h́nh người ở tư thế ngồi đóng khố để trần, đầu và hai tay nâng phần trên của bệ Phật. Đó là biến dạng của chim thần Garuda ḿnh người mặt chim thường được tạc ở các bệ đá thời Lư - Trần. Giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc không những trong động Hương Tích mà kể cả trong hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Tượng có dáng người thon thon, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn. Chân trái để trần đặt lên một đài sen, chân phải hơi co, tay trái cầm một viên ngọc minh châu, lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động dưới chân tượng.
Về kiến trúc, qua thời gian nghiệt ngă của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng những năm tháng chiến tranh, hầu hết những công tŕnh kiến trúc cổ của vùng chùa Hương bị phá huỷ.
Một kiến trúc cổ nhất c̣n lại là ṭa "Viên Công Bảo tháp" gần suối Điện trong khu vực chùa Ngoài (chùa Thiên Trù). Tháp này được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi lưu giữ xá lợi của tổ Viên Quang có công kiến tạo lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng. Tháp Viên Công xây bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, mạch được miết đều chứng tỏ kỹ thuật xây tháp rất tinh xảo. Tháp Viên Công là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đặc sắc ở thời hậu Lê.
Ṭa Tam Bảo chùa Thiên Trù là công tŕnh kiến trúc có quy mô lớn, kết hợp hài ḥa phong cách kiến trúc hiện đại với phong cách kiến trúc truyền thống. Do vậy, du khách chiêm ngưỡng ṭa Tam Bảo thấy thân quen mà mới lạ, bắt gặp nét dung dị trầm lắng mà sâu xa triết lư của nghệ thuật quá khứ bên cái bộn bề của không gian nhiều chiều, của h́nh khối, của những mảng mầu gây ấn tượng của nghệ thuật hiện đại."
Ơi Sapa! Dù mới một lần đặt chân lên chốn này những có lẽ mảnh đất ấn tượng nhất của tôi từ trước đến nay lại là vùng đất này. Có lẽ tôi yêu cảnh rừng núi trập trùng, không phải là "nhân giả nhạo sơn", nhưng có lẽ tuổi thơ của tôi luôn gắn với đồi núi trung du, lại mải miết ở Hà nội 7-8 năm chưa có dịp "đăng sơn" như dịp ấy cho nên ...Nhưng c̣n một cái ǵ đó ở bên trong mà tôi chỉ cảm nhận đựơc mà khó nói thành lời.
Sapa đẹp, v́ thời tiết đẹp, v́ con người đẹp, v́ bản sắc văn hoá đẹp, và v́ có cả những người bạn đẹp ở bên cạnh trong suốt chuyến đi nữa. Đặc biệt là đêm dạ hội cũng thật" đẹp". Ở đây, trong phạm v i bài này, chúng tôi đề cập tới một số nét về Hoa Sapa trích từ HÀ NỘI MỚI.
"Trên đất Hoàng Liên Sơn thảm thực vật rừng già giữ nước bằng muôn vàn mạch ngầm để gom lại thành những ngọn thác tựa như rải lụa buông xuống nền trời là Thác Bạc ngọn nguồn của suối Mường Hoa - Hoa Sapa. Từ Hà Nội qua 370 km bằng tàu hoả hoặc ôtô, du khách sẽ có mặt tại Lào Cai, tạm rời xa chốn thị thành gió bụi và những vất vả thường nhật để được sống trong khung cảnh trời hoa, đất hoa ẩn hiện nơi thị trấn sương mù Sapa.
Đến Sapa, để cảm nhận được thế núi hùng vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc, thửa ruộng bậc thang vàng óng một màu trong những ṿng xoáy bất tận và đặc biệt là được tận hưởng cảm giác sớm nắng chiều mưa, lăng đăng sương mù, 4 mùa hoa trong một ngày. Có không câu chuyện cổ tích về những hạt hoa rừng từ đại ngàn mây trắng, theo con nước chảy xuôi về thung lũng rồi nảy mầm nở tràn lan để nơi này mang tên Mường Hoa.
Không phải nơi nào hoa cũng dễ trồng như ở Sapa, xen kẽ giữa những vạt hoa dại là những loại hoa mới được trồng rực rỡ màu sắc tô điểm thêm cho bức tranh hoa miền sơn cước . Ở đây du khách không chỉ nh́n thấy hoa trong pḥng nghỉ, mà ở bất cứ đâu khi th́ nép dưới vách núi với sắc hoa phù dung, những bông hoa cẩm tú cầu thật to sau những hàng rào gỗ sơ sài nên thơ. Du khách c̣n được tận mắt chứng kiến thứ hoa của loại cây giải nhiệt cho những vị thuốc Nam - hoa atisô được người dân ở đây trồng bên môĩ căn nhà. Trên đường vào thị trấn hay những lối ṃn quanh núi là những dàn hoa b́m b́m, hoa sen đất, thỉnh thoảng du khách sẽ bắt gặp những gùi hoa phong lan đủ màu sắc từ những khu rừng nguyên sinh của dăy núi Hoàng Liên Sơn về phố, phong lan ở Sapa không giống hoa nơi khác, nó được coi như một thứ đặc sản để người ở đây có thể tự hào. Nếu du khách có ḷng với hoa lan rừng hăy ghé qua khu Hàm Rồng để tận hưởng mọi hương vị và sắc màu của Phong lan nơi đây.
Tận dụng lợi thế đó, người dân Sapa xây dựng những khu nghỉ mát theo lối Pháp cổ trải dần theo trườn núi "vườn treo theo vách đá, cây leo theo nhà" với nhiều loài hoa ôn đới được sưu tầm tứ xứ. Bất cứ đâu du khách đến từ đâu khi trở về nơi ḿnh sống đều da diết nhớ về những thảm hoa nở trên núi Hàm Rồng, hoa tóc tiên trắng, đỏ, cây dong diềng thắp lửa, tím xanh mộng mơ của những cầu hoa thạch anh, trẻ trung hoa bướm, magarít đồng nội. Nhiều giống hoa được lấy từ Đà Lạt, Pháp, Hà Lan, Nga xa xôi : Hoa thạch thảo, hoa rum, xuxi vàng, átcôla, hồng …về trồng tại nơi đây dường như cũng đẹp hơn, kiêu hănh khoe vẻ đẹp 4 mùa, níu kéo bước chân du khách từ xa đến.
Ở Sapa người ta trồng hoa ở vườn đá tự nhiên không theo bố cục để giữ vẻ đẹp hoang sơ như nó vốn có. Hoa lẫn cỏ, len lói giữa đá và ẩn ḿnh trong sương đầy hẫp dẫn và lăng mạn, khiến du khách, một lần đến Sapa không thể không ngắm nh́n.
Rời Hàm Rồng, du khách theo đường xuống băi Đá cổ, sống trong những ngôi nhà sàn rộng mở, trong không gian rộng lớn, khoáng đăng và thanh b́nh ấy, một bức tranh màu sắc của hoa lại tiếp tục được gợi mở, vườn Hồng như tấm thảm trải dần lối chân đồi ở vùng Ô Quí Hồ trên đường ra Thác Bạc, ngoài biểu tượng của t́nh yêu, nó c̣n biểu tượng cho t́nh cảm và lối ứng xử của con ngướ nơi đây, vừa nhiệt t́nh, vừa tha thiết. Mỗi cây hoa thường được tưới bằng nước đậu nành ngâm ủ qua ngày để rồi cho ra những bông hoa dài hơn 1m.
Lẫn trong sắc hoa là sắc tràm và những mảng thêu rực rỡ từ váy các bà các chị, những chiếc ô to như những bông hoa lớn, nhịp nhàng theo mỗi bước chân cô gái, đẹp làm xao xuyến bước chân du khách.
Sau đó, du khách sẽ ghé vào những quán ven đường, bên chậu than hồng, mùi khoai nướng, ngô nướng - đặc sản ưa thích, như hẫp dẫn, ấm cúng, gần gũi hơn cho du khách gần xa. Ngoài những món ăn rau củ đặc sản của Sapa, du khách được nếm thứ nước uống cũng từ hoa. Hoa Hơbicớt phơi khô pha nước thành một màu hồng hẫp dẫn có hương vị vừa lạ vừa quen khiến du khách đă một lần uống không thể nào quên.
Trời đêm đă xuống, lẫn trong sương mù nhiều loài hoa đă đi ngủ, một đêm yên b́nh với hương hoa ùa vào trong pḥng ngủ, ở lại với những du khách nặng ḷng với hoa. Phải chăng từ nay hương hoa như kéo dài măi trong ḷng mỗi du khách đến đây, đón bằng những thảm hoa lạ nhiều mầu sắc, tạm biệt bằng những nhành lan rừng, một vẻ đẹp đặc trưng cho nơi đây. Kỷ niệm về hoa sẽ đẹp hơn trong nỗi nhớ về vùng du lịch ở vùng biên cương không c̣n xa lắm."
Đầm Bấy là một vịnh hoang sơ nằm khép ḿnh ở phía Đông Nam đảo Ḥn Tre (Nha Trang). Ở đây có băi tắm đẹp và quanh năm hầu như không bị sóng gió. Đầm Bấy là một điểm du lịch mới mẻ và khá hoang sơ nên khi đến đây du khách sẽ có được cảm giác thanh b́nh. Du khách cũng sẽ thấy vô cùng thích thú với băi cát trắng mịn và làn nước biển trong vắt nh́n thấu tận đáy.
Tắm biển nơi đây rất an toàn v́ Đầm Bấy nằm trong một vịnh khép kín, bốn bề là núi, nên rất ít sóng gió. Có thể nói, đây thật sự là nơi thích hợp cho những du khách thích du lịch theo kiểu: “Robinson trên hoang đảo”. Du khách sẽ có cơ hội tận dụng trọn ngày nghỉ của ḿnh để lặn ngắm san hô, bơi thuyền kayak…
Khu du lịch sinh thái này sẽ đưa ra những loại h́nh không trùng lắp với những khu du lịch khác, đồng thời tạo cho cảnh quan du lịch trong vịnh Nha Trang thêm phần phong phú. Dự kiến, khu du lịch sinh thái Đầm Bấy được phát triển và xây dựng trên 18 ha đất đồi và 20 ha đất mặt nước, với các loại h́nh: Nhà nghỉ dă ngoại, nhà hàng, đội tàu du lịch, tṛ chơi thể thao nước các loại và bến đậu du thuyền… Trong đó, khu nghỉ mát rộng 18 ha với hệ thống nhà nghỉ đặc trưng theo mô h́nh các kiểu sản phẩm chủ yếu từ cây dừa và những vật liệu phụ khác mang đậm nét quê hương Việt Nam độc đáo. Đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tạo cảnh quan mang một sắc thái riêng, tạo ấn tượng tốt cho du khách. Chính v́ thế, dự án c̣n có tên là Làng Dừa (Coconut Cove Resort).
Khu nghỉ mát bao gồm 3 phần chính: Khu nhà nghỉ dạng biệt thự 60 pḥng bằng vật liệu chính từ cây dừa. Khu nhà nghỉ sinh thái 30 pḥng và khu nhà nổi 10 pḥng. Đội tàu đáy kính và những tṛ chơi thể thao dưới nước phục vụ cho du khách những giờ phút ngắm nh́n thỏa thích sinh vật biển trong ḷng đại dương. Và những tṛ chơi thể thao hấp dẫn mới lạ trên biển như: thuyền vượt thác, tàu lượn cánh dơi, thuyền buồm, lướt ván, dù bay… Với số vốn đầu tư dự kiến khoảng 40 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Đầm Bấy hướng đến thị trường mục tiêu là các nước trong khu vực Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Úc… và du khách trong nước./.
Thắng cảnh suối Tiên của Khánh Hoà có một vẻ đẹp mê hồn với những hồ tiên, suối tiên và bàn cờ tiên, là nơi mà khách nhàn du luôn muốn đến mỗi khi có dịp. Suối chảy dọc phía nam huyện Diên Khánh từ đỉnh núi cao 800m thuộc dăy Ḥn Bà. Đây là vùng đất cũng do bác sĩ Yersin khám phá, được ví như Đà Lạt thứ hai, hiện đang trở thành thắng cảnh hấp dẫn trong tour du lịch "Theo dấu chân Yersin".
Đến suối Tiên, du khách có thể từ TP Nha Trang xuôi hướng nam QL1A chừng 19km đến suối Cát, rồi theo đường nhỏ lên hướng tây non 5km nữa. Hồ Tiên sẽ là nơi mời chào du khách. Một đập nước thiên nhiên được cấu tạo bởi những tảng đá lớn nhỏ vô t́nh chắn ngang ḍng suối và qua nhiều năm tháng, nước xoáy tạo nên hồ Tiên. Nước hồ luôn trong xanh leo lẻo, có thể nh́n thấy cát trắng phau dưới đáy. Xung quanh có rất nhiều lớp đá xếp ngổn ngang, đủ sắc màu, h́nh dáng.
Theo truyền thuyết, khi xưa, những tiên nữ thường giáng trần xuống vùng hồ này múa hát, vẫy vùng trong làn nước mát. Nơi đây c̣n có dấu tích năm ngón chân cái của "ông khổng lồ" mà tương truyền ngày xưa, ông này do mải say sưa ngắm tiên nữ thoát y tắm nên sơ ư trượt chân, té nhào, rồi chân ấn sâu vào đá để lại vết, c̣n tay bấu vào đá, mạnh đến độ đá vỡ thành nhiều mảnh, có mảnh vẳng tới tận cửa biển tạo nên thắng cảnh nổi tiếng ḥn Chồng, ḥn Vợ kỳ thú ở TP.Nha Trang.
Nét đặc biệt khi đến khám phá vùng phong cảnh hữu t́nh này là càng lên tới khu vực thượng nguồn, vẻ đẹp hoang dă của suối Tiên càng thêm quyến rũ. Cứ khoảng 20m lại có một thác nhỏ dốc chừng 1-2m và dưới mỗi thác là một hồ nhỏ rộng khoảng 30-40m2. Bao quanh khu vực này có nhiều hang động mà dân địa phương thường gọi là động Tiên. Du khách tha hồ thư dăn giữa những cây cổ thụ rậm rạp, hít hà mùi hương của những loại hoa rừng.
Ngay trong ḷng suối và cả hai bên thượng nguồn, người ta có thể ngắm nh́n những bàn đá phẳng, khổ lớn, nửa ch́m, nửa nổi trên mặt nước với đủ các quân cờ. Trên bàn đá c̣n có lờ mờ rêu phủ những dấu khắc, kẻ ô ngang dọc và những chữ điền, chữ khẩu theo Hán tự. Có lẽ đây chính là những bàn cờ của các ông tiên phong lưu khi xưa thường gặp gỡ nhau và bày thú tiêu khiển tao nhă giữa phong cảnh non nước hữu t́nh, nên được gọi là bàn cờ Tiên? Tất cả những ưu đăi của thiên nhiên đă khiến cho vùng đất này có sức cuốn hút du khách ở mọi phương.
Tôi và ông Lê Anh Quang, cử nhân tương lai ngành du lịch học thường rất hay tản mạn. Ông có nói cho tôi biết là cụ ngoại của ông chính là tiên sinh Tản Đà. Cụ Nguyễn Khắc Hiếu này đương nhiên là người xứ Đoài. Ông Lê có nói rơ là, cái tên Tản Đà chính là ghép từ Núi Tản + Sông Đà mà thành bút danh bất hủ. Ông Lê c̣n kể cho tôi nhiều chuyện khác nữa, như chuyện cụ ngoại kia nhà ôngi t́m ruột cá!....(xin xem thêm trong góc Tản Mạn Văn Hoá).
Nói về Sông Đà tôi lại liên tưởng tới một câu chuyện có được ghi trong một sô tư liệu lịch sử. Khi Minh Thành Tổ, tức Chu Nguyên Chương lấy lại được Đại Hán từ Nguyên Mông (1368), ông này đă có dă tâm tiếp tục bành trướng xuống phía nam, trong đó quốc gia đầu tiên đó chính là Đại Việt. Hắn đă cho đạo sĩ sang ta làm lễ Tế thần Sông Đà và Núi Tản Viên vốn là hồn thiếng sông núi của nước Nam, nhập vào dàn Nhạc Độc của Trung Quốc (gồm 4 con sông lớn và 5 ngọn núi cao nhất của TQ) nhằm hoà Đại Việt vào Đại Hán. Âm mưu của hắn đă thành công sau mấy chục năm khi họ Hồ để mất sự trị v́ của ḿnh vào năm 1407 vè tay nhà Minh.
Dưới đây là một vài nét về con sông này trích từ một số tư liệu tren Vietnam Net.
"Dài hơn 980km bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Ḥa B́nh và đổ ra sông Hồng, đến sông Đà du khách sẽ đến với các công tŕnh thế kỷ, khám phá thời kỳ tiền sử của con người qua các di chỉ khảo cổ, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Từ ngàn xưa, sông Đà là con đường huyết mạch cho việc giao lưu văn hóa, buôn bán của người dân các đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc nói chung với miền xuôi. Từ Ta Bơ (chợ Bờ - Hoà B́nh) lên Bến Vạn, Tạ Khoa, Tạ Bú, Tạ Hè (Sơn La) đến Mường Lay (Điện Biên) là các bến đậu của các đoàn thuyền buôn từ kinh thành Thăng Long lên xứ Ta Lếnh (vùng Tây Bắc ngày nay) vào khoảng thế kỷ 12 - 16. Ngày nay, sông Đà được biết đến với tiềm năng lớn về thủy điện, trên sông đă có nhà máy thủy điện Ḥa B́nh (Cung cấp điện năng lớn nhất nước ta hiện nay) và trong tương lai gần trên sông Đà có nhà máy thủy điện mới - thủy điện Sơn La lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đến với sông Đà du khách sẽ đến với các công tŕnh thế kỷ, khám phá thời kỳ tiền sử của con người qua các di chỉ khảo cổ, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ: rừng xanh, núi cao, sông rộng, thác, ghềnh; khám phá những nét văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Dao… Ngược ḍng sông Đà, theo con đường của các đoàn thuyền buôn xưa: từ chợ Bờ (Ḥa B́nh) - bến Vạn Yên - bến Tà Hộc - bến Tạ Bú (Sơn La) - điểm khởi công công tŕnh thủy điện Sơn La. Từ chợ Bờ đến Tạ Bú là vùng hồ thủy điện Ḥa B́nh, nơi đây có nhiều hang động đẹp có giá trị khảo cổ học: ŕu đá, tước đá, ḥn kê, ḥn mài được phát hiện tại hang Tẳng, bản Bông Lau, xă Đá Đỏ, huyện Phù Yên; phát hiện trong một số hang tại xă Suối Bàng, huyện Mộc Châu với những cỗ quan tài bằng gỗ, h́nh thuyền. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học th́ những ngôi mộ táng này có niên đại trên dưới 200 năm. Tại khu vực này không chỉ có dấu tích của thời kỳ đồ đá mà c̣n có các hiện vật thời kỳ kim khí: ŕu đồng, trống đồng Heger.
Ngược Tạ Bú khoảng 3km, du khách sẽ đến Pá Vinh (huyện Mường La) đây là nơi xây dựng đập thủy điện Sơn La để tận mắt chứng kiến sức vóc và trí lực to lớn của con người: xẻ núi, đắp đập, ngăn sông, chinh phục ḍng nước lớn. Đây sẽ là công tŕnh thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, góp phần điều khiển nguồn nước cho đồng bằng Bắc bộ, phát triển kinh tế xă hội cho vùng Tây Bắc và đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục ngược ḍng sông Đà du khách sẽ đến với Mường Lay, đến với Điện Biên Phủ, cùng vui chung với đồng bào nhân dân tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử, với nhiều lễ hội độc đáo, các hoạt động văn hóa đặc sắc…
Dọc bờ sông Đà, du khách sẽ có hội t́m hiểu, khám phá đời sống văn hóa các dân tộc: Thái, Mường, Khơ Mú, Xinh Mun, Dao… Đặc biệt, du khách dễ dàng bắt gặp những phiên chợ nổi trên sông. Chợ được h́nh thành bởi nhiều chiếc thuyền hàng ghép lại, địa điểm họp chợ nổi có thể thay đổi từ bến Khủa lên Vạn Yên đến Mường Sại, Tạ Khoa, Song Pe, Chim Vàn, Đá Đỏ, Pắc Ngà, Tà Hộc. Người dân đến chợ bằng nhiều phương tiện: ngựa thồ, xe máy và những thuyền chất đầy hàng hóa, nông sản, thổ cẩm, đồ đan lát… để trao đổi buôn bán với người miền xuôi. Vào những phiên chợ, các chàng trai, cô gái các dân tộc vùng Tây Bắc trong những trang phục truyền thống đẹp nhất, nườm nượp trên bến, dưới thuyền họ đến đây không chỉ mua bán mà c̣n muốn t́m cho ḿnh một người bạn đời lư tưởng.
Nếu lưu lại qua đêm ở các bản làng dưới mái nhà sàn ấm cúng, du khách sẽ được sống trong những giờ phút đáng nhớ, cùng thưởng thức những đặc sản của núi rừng, ngây ngất trong men say rượu cần, ḥa chung điệu x̣e và nghe những người già kể những huyền thoại, truyền thuyết về sông Đà."
Nếu chúng ta đi tour lên Mai Châu, thường có ghé qua Thuỷ Điện Hoà B́nh, đó sẽ là những dịp để chúng ta chiêm ngưỡng cảnh "sơn kỳ thuỷ tú" nới đây!
Tôi chưa một lần đặt chân lên Đà Lạt. Cuộc "Nam Tiến" của tôi xa nhất cũng chỉ là Thánh Địa Mỹ Sơn đi cùng k47 thực tập hồi tháng 3-4. Từ rất lâu, Đà Lạt đă nổi tiến với cảnh "sơn kỳ thuỷ tư", thời tiết mát mẻ có một không hai ở VN, và là khu du lịch nổi tiếng. Tôi cũng mong muốn có một ngày gần đây được khám phá mảnh đất này. Và sau đây là một số thông tin trích từ TTXVN, các bạn cùng tham khảo.
"Trong những ngày này, khi đến với thành phố du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng), chắc chắn du khách khó ḷng có thể bỏ qua một điểm du lịch hoàn toàn mới và đầy hấp dẫn: Đồi Mộng Mơ, nằm gần thung lũng T́nh Yêu - điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt.
Từ cổng chào đi vào, điều du khách bắt gặp đầu tiên là các loài hoa Đà Lạt nằm bên vạt cỏ êm ái dưới những rặng thông toả bóng. Phía bên phải quả đồi là dăy nhà nghỉ được thiết kế theo kiểu nhà sàn gồm 5 ngôi trông rất xinh xắn được mang tên các loài hoa: Mimoza, đỗ quyên, forgetmenot, trà my và mai anh đào. Rời khu nhà nghỉ, du khách sẽ đặt chân lên tiểu Vạn Lư Trường Thành uốn lượn lên xuống quanh những quả đồi. Trên đường chinh phục tiểu Vạn Lư Trường Thành, du khách sẽ được ghé thăm khu triển lăm các vật dụng văn hoá của các bộ tộc chủ nhân cao nguyên Lâm Viên, hoặc thăm nơi trưng bày các bộ sưu tập đá nghệ thuật như silic trầm tích, bồ kết trầm tích...
Một ṿng quanh tiểu Vạn Lư Trường Thành, con đường sẽ dẫn đến một thung sâu với ngôi nhà sàn của đồng bào thiểu số có một sân khấu khá rộng dành cho việc giao lưu văn hoá văn nghệ, có thể đốt lửa trại vào ban đêm. Ơ đây có chương tŕnh văn nghệ mang đậm bản sắc văn hoá Tây Nguyên. Rời khu sinh hoạt văn hoá cồng chiêng, du khách sẽ đến thăm Mộng Mơ tửu với hầm rượu luôn luôn có không dưới 20.000 lít bàu đá được ngâm lâu ngày, cùng với sản phẩm rượu vang nổi tiếng của Đà Lạt, rượu cần Tây Nguyên, rượu cần Tây Bắc... Điều thú vị nữa: Thăm ngôi nhà cổ có tuổi trên 300 năm được bê nguyên bản từ B́nh Định vào; sau đó chúng ta cũng sẽ gặp lại hai danh nhân Việt Nam là thi sĩ Hàn Mặc Tử và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua hai bức tượng bán thân của điêu khắc gia Phạm Văn Hạng gửi tặng được đặt trong một khuôn viên rợp bóng thông già và hoa lá. Và, một điểm dừng chân khác không thể không ghé qua: Nhà hàng mang tên Hạnh Phúc nằm trên một quả đồi lộng gió với tầm nh́n rất hào phóng với khoảng 400 chỗ ngồi.
Dù "sinh sau", song khu du lịch sinh thái đồi Mộng Mơ là nét mới của du lịch Đà Lạt, bước đầu thu hút du khách."
Địa đạo Vịnh Mốc-biểu tượng sức sống mănh liệt của người Việt Nam
Những ngày cuối cùng của chuyến đi thực tập 10 ngày. Xe chúng tôi ngược từ Huế ra Quảng Trị. Qua Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải, rồi dừng lại và nghe nhóm của chị Vân Anh nói về cây cầu và ḍng sông lịch sử này. Nói thật ḷng tôi rất ấn tượng với những ǵ chị nói vi được mắt thấy tai nghe những ǵ mà bấy lâu nay chỉ xem qua ti-vi hay đọc qua sách báo. Nơi đây, mấy ổng 47 "mất nết" này định "tế" Thạc Sỹ Quang VInh. Nhưng Ông này đă rất "cáo" và thoát nạn. Chúng tôi lại tiếp tục đi đến Vịnh Mốc. Con đường dẫn tới nơi này thật không dễ đi chút nào. Bụi mù mịt, ổ gà liên tục. Nhưng các bác tài cuối cùng cũng đưa chúng tôi đến đích an toàn. Chúng tôi phải mất khoảng 30 phút để chờ HDV tại điểm. Đoàn chúng tôi chia thành hai.Hướng dẫn chúng tôi là chị Hoài, cô này lại là học tṛ của Thầy Vinh.
Chúng tôi đă có cơ hội trực tiếp để chiêm ngưỡng di tích này. Chị Trâm ANh là người duy nhất chụp được một số bức ảnh trong địa đạo.
Sau đây, tôi xin trích một số thông tin về di tích này.
Nằm cách quốc lộ 1A 13 km về phía đông, cách bờ biển Cửa Tùng 6 km về phía bắc, địa đạo Vịnh Mốc, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những điểm hấp dẫn của tuyến du lịch nổi tiếng DMZ (khu vực phi quân sự), thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là những cựu chiến binh Mỹ.
Họ đến để chiêm ngưỡng kỳ tích độc đáo này, một chứng tích tiêu biểu về sự hy sinh chịu đựng và gan góc chiến đấu v́ độc lập, tự do của người dân Vịnh Mốc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Hàng ngàn ḍng cảm tưởng của khách nước ngoài tỏ ra vô cùng thán phục tài trí, ư chí của người Việt Nam.
Địa đạo Vịnh Mốc được đào xong trong ṿng 2 năm, với khoảng 6.000 m3 đất đá. Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài gần 2 km, chia thành 3 tầng: tầng một sâu dưới mặt đất khoảng 13 mét; tầng 2 khoảng 15 mét và tầng 3 sâu trên 23 mét; gồm 13 cửa ra vào đồng thời cũng là những cửa thông hơi (bẩy cửa thông ra biển và sáu cửa đi lên đồi). Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia đ́nh, có giếng nước ngọt đáp ứng sinh hoạt của người dân địa đạo, có hội trường đủ sức chứa khoảng 60 người, bảng tin, nhà hộ sinh, nhà vệ sinh, pḥng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm (loại bếp nấu được dưới ḷng đất mà hạn chế khói bốc lên), kho gạo, trạm đặt máy điện thoại, đài quan sát, trạm gác, hầm tránh bom khoan.
Ấn tượng mạnh khi đặt chân lên vùng di tích Vịnh Mốc là ḍng chữ lớn nằm trang trọng trong pḥng trưng bày: "Tồn tại hay không tồn tại", rút ra từ tác phẩm nổi tiếng Hămlét của nhà văn người Anh Xêchxpia. Câu này lại càng có ư nghĩa hơn và gây xúc động cho du khách khi đặt bênh cạnh những tấm ảnh: một tấm chụp cảnh làng quê trù phú san sát nóc nhà vào tháng 2/1965; c̣n tấm ảnh kế bên cũng làng quê ấy, nhưng đă bị bom đạn kẻ thù hoàn toàn huỷ diệt trên mặt đất; tấm ảnh 11 cháu bé ra đời trong bóng tối của chiến tranh đang quây quần trong ánh sáng của ngày chiến thắng; tấm ảnh bốn o du kích xinh tươitrong chiếc áo sơ mi trắng lạc quan hát dưới hầm địa đạo và rồi cũng chính họ trong bộ cánh màu xanh người lính lại xuất hiện trên mặt đất điều khiển các khẩu pháo bắn trả kẻ thù.
Chính sự tàn khốc của chiến tranh ở nơi đây đă làm cho con người ta muốn tồn tại chí có hai cách: hoặc là bỏ nơi đây mà đi, hai là chui xuống đất và người dân Vịnh Mốc đă chọn cách thứ hai. "Tồn tại hay không tồn tại" được người dân Vịnh Mốc trả lời bằng việc 17 công dân được sinh ra ngay dưới ḷng địa đạo trong hai năm 1967-1968.
Đến địa đạo Vịnh Mốc hôm nay, nh́n những vườn cao su và hồ tiêu xanh mướt trên mảnh đất bazan màu mỡ, nh́n cảnh sắc biển trời mây non nước hiền hoà ấy, ít ai tưởng tượng được rằng hơn ba thập kỷ trước, ở nơi đây đă từng là một pháo đài thép của miền Bắc Xă hội chủ nghĩa trong suốt bảy năm liền (1966-1972) chống lại cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt của đế quốc Mỹ. Vịnh Mốc không chí là địa đầu miền Bắc mà c̣n là địa điểm thuận lợi cho việc tập kết lương thực, vũ khí tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, ḥn đảo có vị trí quan trọng cho việc án ngữ vùng biển Vĩnh Linh (cách Vịnh Mốc 28km). Chính v́ vậy, Mỹ đă trút hàng vạn tấn bom đạn xuống vùng đất này. Kẻ xâm lược tuyên bố :"Phải biến đất này trở về thời kỳ đồ đá!". Một cuộc chiến tranh huỷ diệt được tiến hành v́ mục tiêu "Phải kéo được biên giới Hoa Kỳ đến tận Vĩ tuyến 17-ranh giới giữa hai bên bờ cầu Hiền Lương". Người ta ước tính rằng, trong một ngày, một người dân ở đây phải hứng chịu số bom đạn tương đương 500 quả đạn pháo hạng nặng.
Năm 1976, Bộ Văn hoá-Thông tin đă công nhận làng địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục các di tích đặc biệt quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho du khách, Chính quyền địa phương đă cho tôn tạo, tu bổ, gia cố bằng bê tông các đoạn hầm bị sụt lở; mắc điện ở các lối đi trong địa đạo.
Đèo Hải Vân nằm trên tuyến du lịch hấp dẫn nhất miền Trung, mà trục chính đi qua bốn di sản văn hoá và thiên nhiên của thế giới: Huế - Hội An - Mỹ Sơn - Phong Nha, và tour du lịch DMZ (vùng phi quân sự) ở Quảng Trị.
C̣n trong phạm vi hai địa phương Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, đèo Hải Vân nằm trong cụm du lịch nổi tiếng: Lăng Cô - Hải Vân - Liên Chiểu - Thuận Phước. Cụm du lịch này hội đủ các yếu tố giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Ngọn đèo luôn có cả một biển mây vờn này được ca tụng bởi muôn vàn vẻ đẹp khác nhau. Từ bên phía bắc qua phía nam đèo và ngược lại dài chừng 20km là đại gia đ́nh của hàng trăm khúc cua tay áo, thật kỳ vĩ mà cũng muôn phần nguy hiểm.
Đây là bức tường thành thiên nhiên ngăn các đợt gió mạnh từ phương bắc tràn về; nhờ thế các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào được ban tặng khí hậu ấm áp quanh năm. Từ độ cao 496m trên đỉnh đèo, phóng tầm mắt ra tứ phía, ta sẽ bắt gặp bao la bờ biển xanh ngút mắt, những doi cát trắng mịn, thoải dốc, những làng chài b́nh dị, nên thơ.
Đêm, khoảng 3 - 4 giờ sáng, biển Đông lấp loáng những ánh đèn của muôn ngàn thuyền đánh cá với những ánh sao lung linh trên nền trời đêm bao la...
Bên nớ
Ông Vơ Phi Hùng, giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế nói: ngay từ những năm đầu có dự án xây dựng đường hầm này, ngành du lịch đất Cố đô đă có những bước chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách tham quan, đặc biệt là du lịch leo núi mạo hiểm.
Cạnh đó, nhiều công ty du lịch của các địa phương khác cũng tập trung vào cuộc làm ăn tại một điểm du lịch mới: tour leo đèo và thăm hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân.
Phía Bắc đèo Hải Vân là thị trấn Lăng Cô thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng thay đổi đến chóng mặt kể từ khi được Tổng cục Du lịch chọn là một trong 4 điểm du lịch trọng điểm của quốc gia.
Thị trấn biển này như một thiếu nữ dậy th́ đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ra ngó vào trông. Chỉ trong năm 2002, Lăng Cô được đầu tư 600 tỉ đồng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đưa vùng đất này sớm hoà nhập vào hàng ngũ những trung tâm du lịch lớn, du lịch biển - đầm phá với sự đa dạng về tài nguyên.
Con đường 100 tỉ đồng đă hoàn thành. Một hệ thống khách sạn đă mở cửa đón du khách. Hàng chục dự án nước ngoài đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác tiềm năng du lịch Lăng Cô. Vào mùa hè, trung b́nh Lăng Cô đón tiếp trên 1.000 lượt khách/ngày.
Bên ni
Ở phía bên kia đèo, Đà Nẵng cũng đă chuẩn bị rất tốt để đón lấy cơ hội khai thác du lịch đang mở ra trước mắt.
Năm 2000, thành phố lớn nhất miền Trung này khởi công xây dựng con đường du lịch Liên Chiểu - Thuận Phước, mang tên Nguyễn Tất Thành nối từ đầu cầu Thuận Phước qua quốc lộ 1A đến chân đèo Hải Vân, tạo thành một vành đai liên hoàn trong sự phát triển mạnh mẽ của thành phố với các khu công nghiệp Hoà Khánh, Liên Chiểu sầm uất.
Ông Lương Minh Sâm, giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, hết năm nay, các dự án cầu Thuận Phước, đường ṿng quanh bán đảo Sơn Trà - Điện Ngọc hoàn thành cùng với đường Nguyễn Tất Thành sẽ tạo nên con đường ven biển từ chân đèo Hải Vân đến Điện Ngọc có chiều dài 50km, trở thành con đường ven biển dài nhất nước.
Hiện nay, dọc tuyến đường này, các dịch vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi giải trí… đă có, các băi tắm được cải tạo, bờ biển được giữ luôn xanh - sạch - đẹp.
Hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân được đưa vào sử dụng cũng đồng nghĩa với việc cụm du lịch Lăng Cô - Hải Vân - Liên Chiểu - Non Nước chính thức trở thành một tuyến du lịch hoàn hảo mà Hải Vân quan sẽ là điểm nhấn quan trọng.
Đây là cụm du lịch dựa trên tiềm năng tự nhiên của những thắng cảnh đẹp như: Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mă, Hải Vân, Bà Nà… kết hợp với những loại h́nh du lịch đặc sắc: nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng trên núi, du lịch leo núi, tham quan đường hầm, du lịch sinh thái…
Giờ th́ đèo Hải Vân đă chính thức thoát khỏi gánh nặng giao thông, dành chỗ cho du khách nhàn tản cùng muôn lá ngàn hoa của con đèo bốn mùa mây phủ này. Cái câu ca chua xót: “đi (đường) bộ sợ nhất Hải Vân…” chắc chắn phải sửa lại.