Do các bài viết của chúng ta đă khá nhiều,các bạn vào cũng đă thấy rối,v́ vậy việc theo dơi bài không thuận tiện.V́ vậy,tôi đă di chuyển khá nhiều topic ko có phản hồi,các topic đă lâu ko có phản hồi...vào thùng rác,các bạn muốn t́m lại bài cũ ḿnh đang theo dơi có thể t́m ở đó!
Chúng tôi tiếp tục đi. Qua cầu Tràng Tiền rẽ phả vô chợ Đông Ba. Bấy lâu nay chúng tôi đă nghe nói đến nhiều về nó. Tôi đă đi chợ Đồng Xuân ở Hà Nội và nhiều chợ địa phương khác trong các chuyến đi của ḿnh từ trước đến nay. Nhưng vào đến đây không khỏi ngạc nhiên v́ sự phong phú của nó. Nhiều loại thực phẩm lần đầu tiên được biết đến. Hạnh, Nội và tôi cứ hỏi hết cái này đến cái khác. Nhiều người dân nơi đây nh́n chúng tôi và mỉm cười. Họ không ngần ngại chỉ rơ cho chúng tôi từng thứ một nhưng có nhiều người nói chúng tôi chỉ hiểu láng máng v́ tiếng Huế dù có êm dịu và dễ thương như người ta nói cũng không hề nhận biết rơ một trăm phần trăm ngay lần đầu tiên tiếp cận.
Chợ Đông Ba nằm ngay bên bờ Sông Hương. Cùng với nhiều địa danh khác, chợ Đông Ba cũng đă đi vào ca dao xứ Huế:
Thuyền về Đông Ba, thuyền qua Đập Đá
Thuyền từ Vĩ Dạ, xuống ngă ba Śnh
Là đà bóng ngả trăng chênh
Giọng ḥ xa vẳng, nhắn t́nh nước non.
Hay như trong:
Bên chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bên làng Thọ Lộc tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương tiếng sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền t́nh ngửa nghiêng.
Chúng tôi đi khắp một lượt. Người ta nói, nếu muốn t́m hiểu đời sống của một cộng đồng người nào đó, hăy tham gia những phiên chợ của họ sẽ thấy được nhiều điều bổ ích. Chợ Đông Ba chính là nơi hội tụ ẩm thực của xứ Huế. Nhiều món ăn được bày trên nhiều ngả chợ. Người thưởng thức cũng nhiều; nhiều quán nhỏ chật ních khách không có chỗ mà ngồi. Nào bánh Khoái, bánh ít, bánh xèo, bánh cá lóc…đặc biệt rất nhiều các loại thuỷ hải sản cũng được bày bán rất tươi sống. Các món ăn ở đây không đắt. Chỉ cần hai ba chục ngàn là ta đă có thể thưởng thức được rất nhiều món ăn độc đáo. Người miền Trung c̣n rất nghèo. Cả cư dân Huế cũng không phải là những người giàu.
Những món ăn rẻ tiền phục vụ chủ yếu cho tầng lớp b́nh dân. Những món ăn như cơm hến ban đầu là dành cho những người lao động ở giai tầng thấp trong xă hội. Nó được gánh trên vai của những người bán hàng dong. Ban đầu chỉ năm trăm đến một ngàn đồng một tô nhỏ. Các bác, các cô sáng ra ăn một hai tô cho ấm bụng rồi đi làm. Dần dần, nó đă trở thành một món ăn đặc trưng của người Huế. Bây giờ trên lối vào Vĩ Dạ và nhiều ngả đường khác có cả những quán cơm Hến hẳn hoi. Nhưng nói chung, nếu là khách du lịch sành sỏi th́ nên ăn từ những quán b́nh dân, từ những gánh hàng dong. V́ đó là những món ăn do chính người bản địa làm với tất cả cay đắng ngọt bùi của hương vị cuộc sống. C̣n ở nhà hàng, đôi khi những đầu bếp có “tŕnh độ” lại là những người từ nơi khác đến. Nói chung, người xứ Huế theo cảm nhận của tôi rất đỗi b́nh dị. Kể cả các tầng lớp thượng lưu cũng mang một phong cách rất Huế: b́nh dị, thanh lịch và rất hiếu khách. Về cái gọi là “ḷng hiếu khách” của người xứ Huế, chúng tôi sau này đă có cuộc trao đổi với Thạc Sĩ Nguyễn Quang Vinh và tạm đi đến một kết luận là: khi xưa Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào “khai phá” dải đất miền Trung muốn thu phục nhân tâm để gây dựng nghiệp đế vương đă lấy “Nhân hoà” trong “Thiên, địa, nhân” làm trọng. Cổ nhân có câu: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hoà. Tức là trong tam tài gồm “thiên”, “địa” và “nhân” th́ thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng được nhân hoà. Khi vào đây, Nguyễn Hoàng đă ra sức giúp đỡ lê dân trăm họ, thu nhận những người từ nhiều nơi đến an cư lạc nghiệp. Chính v́ thế mà ông được mệnh danh là Chúa Tiên. Sau này, Nguyễn Phúc Nguyên cũng theo đường lối nhân tâm ấy mà được dân gian gọi là Chúa Săi, hay như Nguyễn Phúc Tần cũng được gọi là Chúa Hiền… Những ông Hoàng nhà Nguyễn là như vậy, lê dân trăm họ được nâng đỡ dưới bàn tay của chúa cũng không thể tránh khỏi những niềm cảm phục với bề trên, h́nh thành nên một cộng đồng người có tính cách đặc trưng: hiền hoà. Có cả một hệ ngôn ngữ Huế nghe “dịu dàng” “dễ thương”. Có cả hệ Ḥ Huế rất man mác, u hoài mà dịu ngọt. Không biết từ bao giờ người xứ Huế đă sống rất hài hoà với thiên nhiên. Ngay cả những căn hộ hẹp bên bờ bắc kinh thành cũng có những cây là cây: cây ăn quả, cây cảnh…Người ta đă không ngần ngại gán cho nó là nhà vườn. Nếu ra khỏi nội đô th́ thấy điều này rất rơ. Tôi đă trao đổi trực tiếp với anh Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Long Thanh Tùng và Lê Anh Quang trong các chuyến đi về sau.
Tôi và Nguyễn Long Thanh Tùng dong xe bắt đầu công cuộc “khai quật” Huế. Chúng tôi bắt đầu từ khách sạn Công Đoàn Sông Hương, đi hết đường Nguyễn Sinh Cung, qua đập đá, qua đường Lê Lợi và rẽ vào đường Hùng Vương để thuê xe đạp. Ngoài đường Lê Lợi, các hiệu cho thuê xe đạp đă “cháy” hết. Vào đây chúng tôi cũng “tạo” được cho ḿnh mỗi người một chiếc “chiến xa” để dong ruổi. Chúng tôi đi thẳng đường Hùng Vương, ra đến ngă ba th́ rẽ vào đường Điện Biên Phủ để bắt đầu công cuộc khám phá các lăng tẩm, đền chùa nơi đây bên bờ Nam Hương Giang. Hết đường Điện Biên Phủ chúng tôi gặp Đàn Nam Giao- nơi xưa kia dùng để các ông vua tế trời đất cầu mưa thuận gió hoà cho lê dân trăm họ. Theo các tư liệu lịch sử cùng với những h́nh ảnh được ghi lại trong đó th́ Đàn Nam Giao xưa là một công tŕnh kiến trúc độc đáo chứ không hoang phế như bây giờ chỉ c̣n lại một khoảng không gian được bao phủ bởi rừng thông. ở giữa có một khoảng đất vuông được xây lên và đổ đất cao chừng hơn một mét. Phần trên có khoảng đất tṛn, biểu tượng cho âm dương là trời tṛn đất vuông. Nghe đâu Đàn Nam Giao trước đây đă nhiều lần được dựng lên ở nhiều địa điểm vào những thời điểm khác nhau.
Trước đây, Đàn Nam Giao đầu tiên được chúa Nguyễn Phúc Lan cho xây dựng ở địa phận xă Kim Long ngày nay, nơi có những ngôi nhà vườn cổ nôi tiếng cho đến tận bây giờ dọc theo bờ Bắc Hương Giang. Đây là một trong những điểm tham quan hấp dẫn tại Huế. Và đến Huế mà không một lần thăm những khu nhà vườn như thế này th́ thật là một thiệt tḥi lớn nếu như không muốn nói là chưa biết cách tiếp cận Huế.
Sang đến triều đại Tây Sơn, vua Quang Trung cho lập đàn Nam Giao ở Ḥn Thiên trên núi ba tầng phía nam núi Ngự B́nh.
Đến thời vua Gia Long, vua lại cho đắp Đàn Nam Giao ở làng An Ninh, gần với Văn và Vơ Miếu bây giờ nhưng sau này Ngài thấy đây là nơi không được về mặt phong thuỷ nên vào năm 1806, vua cho xây lại Đàn Nam Giao trên vùng đất thuộc làng Dương Xuân như vị trí ngày nay.
Rừng thông lao xao gió. Chúng tôi chỉ dành chút ít ngắm nh́n nơi đây và tiếp tục rẽ vào đường Lê Ngô Cát để đến Lăng Tự Đức và Đồng Khánh.
Điều mà chúng tôi phát hiện ra trên đường đi đó là những khu mộ giống như nghĩa trang, xem kỹ th́ đây chính là những khu từ đường, có nhà thờ tổ bên trong và các ngôi mộ hoàng tộc xung quanh. Điều này rất khác ngoài Bắc, mộ hoàng tộc để rải rác khắp nơi, thảng mới có họ có mộ tập trung lại một chỗ như trong này. Những ngôi mộ kể từ Quảng B́nh trở vào thường được xây rất to. Nhiều người trong chuyến “nam tiến” này không khỏi ngạc nhiên khi thốt lên rằng có nhiều ngôi có diện tích c̣n rộng hơn cả nhiều diện tích nhiều ngôi nhà ở Hà Nộ! Ngay cả cách “đưa người sang bên kia thế giới” cũng khác ở Bắc ta. Người chết chỉ chôn một lần trong khi ngoài Bắc thường có thói quen “cải táng”. Khi một người “hai năm mười về chầu phật”, trước khi đưa thi thể vào quan tài, người nhà khổ tang giang cát lên, rải một lớp cát thứ nhất, đặt thi thể vào rồi sau đó lại rải tiếp lớp cát khác lên. Liệu đây có phải là quan niệm người ta sinh ra trong cát bụi lại trở về cát bụi? Tôi vẫn nhớ câu thơ của cụ Tố Hữu khi viết về Mẹ Tơm:
“Ôi bóng người xưa đă khuất rồi
Tṛn đôi nấm đất trắng chân đồi
Sống trong cát chết vùi trong cát…”
Tôi vừa đi vừa mải nh́n hai bên và nghĩ mung lung những thứ nh́n thấy. Anh Nguyễn Long th́ vừa đi vừa làm quen với mấy cô học tṛ mới tan trường. Đến Lằng Tự Đức th́ hoàng hôn đang buông. Chiều phai nắng nhạt. Gió lặng. Phía trời tây dần dần rực đỏ. Những làn khói như mây lan toả trên ngọn cây phía bên kia cánh đồng. Tôi chợt nhớ ra là Huế vẫn được biết đến với cái gọi là “nhà vườn”. Những đồi cây xanh đậm pha chút chiều buông. Ở bên dưới những lùm cây đó là những ngôi nhà thâm thấp ẩn hiện. Tôi đề nghị anh Nguyễn Long sang bên đó th́ anh liền từ chối và đề nghị lại là ngồi ngay bên đường để nghỉ. Phía trước chúng tôi là cánh đồng nhỏ nằm trong “thung lũng”. Cạnh con đường ṃn sang bên kia trái đồi có một bác nông dân đang cho trâu ăn. Một không gian b́nh lặng và yên ả. Chúng tôi nghe thấy cả tiếng trâu gặm cỏ. Ngược lên, tiếng nước suối chảy róc rách. Phía sau chúng tôi là Lăng Đồng Khánh. Lưa thưa những công tŕnh đă trở nên hoang phế. Những cánh sen sớm nở lưa thưa trên mặt hồ trước lăng. Những niềm tiếc nuối pha chút phong vị hoàng hôn sắp tàn cứ lưu luyến tôi muốn ở lại đây thêm chút nữa. Anh Nguyễn Long đă giục tôi về.
Khi chúng tôi “lại nhà” th́ màn đêm đang bắt đầu buông. Xứ Huế trầm mặc và b́nh lặng. Tôi thấy cái xô bồ, bon chen dường như không tồn tại nơi đây. Thay vào đó, tưởng như là nhịp sống của tự nhiên. Trong cái không gian chầm chậm trôi như vậy, phải lắng vào bên trong mới thấy được cái trôi đi bất cưỡng của vũ trụ. Và lúc đó mới thấy ḿnh thật nhỏ nhoi. Nhưng lại là một phần tử trong cái trôi đi vĩnh viễn ấy. Những nỗi niềm, những khát vọng, những ước mơ cứ lao xao. Khoảng trời riêng cũng lung linh ẩn hiện. Một h́nh bóng người con gái đôi mắt nh́n về xa xăm và u hoài. Cả những điều chưa nói và có thể chẳng bao giờ nói được. Tất cả như muốn xô ngă trái tim.
Chẳng mấy chốc chúng tôi đă về được đường Lê Lợi. Tôi đề nghị anh Nguyễn Long ngược lên mạn trên để viếng thăm cầu Bạch Hổ. Cây cầu này một phần nằm vắt ngang cồn Dă Viên. Đó chính là một phần đối xứng trong câu “tả Thanh Long (cồn Hến), hữu Bạch Hổ…” mà việc xây kinh thành Huế năm xưa theo thuyết phong thuỷ là không thể thiếu. Lối đi chỉ đủ cho một phương tiện là xe đạp hay xe máy. Phải ra đến khoảng giữa mới nới ra được một ít. Đứng giữa cầu, dành một thoáng Hương Giang. Bầu trời thảng có một vài ngôi sao. Ḍng sông sóng bạc nhè nhẹ xô. Có con thuyền lá lững lờ ngược ḍng Hương. Có tiếng gọi trẻ từ bờ bên kia vọng lại. Một thoáng mơ hồ. Rồi cái thoáng mơ hồ ấy bị phá vỡ khi tạm biệt cây cầu bánh xe sau của tôi bị “xịt” lốp. Mặc, chúng tôi cứ ngồi lại nơi lề đường để thưởng thức mấy cái món ăn dân gian nơi đây. Món hến xào ăn với bánh đa. Giản đơn mà ngon miệng. Nhưng cái món ốc xứ Huế nơi này th́ lại chán phèo. Anh Nguyễn Long “phàm ăn” nổi tiếng mà cũng phải/bị bất b́nh (một chút thôi). Xong rồi, chúng tôi lại tiếp tục “tháp tùng” con xe “ngộng nghệnh” của ḿnh về đến tận cầu Phú Xuân mới kiếm được hàng sửa. Mà cái “số” của tụi tôi cũng “câm như hến” bữa đó. Bác “công nhân” sửa chữa đă lấy đi của chúng tôi mất buổi tối hôm đó. Hai tiếng đồng hồ để và một miếng săm thủng. Anh Nguyễn Long th́ tỏ thái độ bực ḿnh ra mặt. Hết đứng lại ngồi làm cho bác công nhân dù có sự trợ giúp của bà vợ và con gái cứ làm “sai thao tác” khiến chiếc săm bị cắt rồi lại vá. Cứ thế, cứ thế măi cho tới tận hơn chín giờ. Trở về Hùng Vương trả xe. Và lại lang thang quốc bộ đến hơn mười giờ mới về đến KS. Thế là mất tong buổi tối. Dự định đi café nhạc Trịnh cũng bái bai luôn. Tôi lăn ra ngủ c̣n N.Long th́ cũng chẳng biết là đă làm ǵ trong đêm đó.
Mấy ḍng quê kệch dám mong các bậc “cao minh” lượng thứ. Nếu được GÓP Ư TH̀ NHIỀU LẦN CẢM ƠN!
THAT TUYET VOI TOI XIN CAM ON NGAI XU DOAI XIN TANG NGAI BAI QUE NHA NAY DAY LA XU DOAI DAY Hue tinh yeu cua toiHAY LAM XIN DUOC DE DANH HOM SAU CO THOI GIAN TOI SE CUNG ONG TAN MAN HOM NAY PHAI VE ROI XU HUE THAT TUYET VOI VA NEN THO CO LE DO LA CHUYEN DI MANG NHIEU DAU AN VA KY NIEM DAY GIA NHU DUNG CO SONG HUONG CAU THO SU HUE GIUA DUONG DANH ROI
-- Edited by Thien Ly Doc Hanh at 00:48, 2005-07-06
-- Edited by Thien Ly Doc Hanh at 00:51, 2005-07-06