K47 Du Lich

Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: Vĩnh biệt GS Trần Quốc Vượng - một trong "tứ trụ triều đ́nh" của Sử học Việt Nam


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
Vĩnh biệt GS Trần Quốc Vượng - một trong "tứ trụ triều đ́nh" của Sử học Việt Nam





Vĩnh biệt GS Trần Quốc Vượng - một trong "tứ trụ triều đ́nh" của Sử học Việt Nam


Cập nhật lúc 11h56" , ngày 08/08/2005















Vào 2h55' sáng nay, 8/8,Giáo sư Trần Quốc Vượng - một trong "tứ trụ triều đ́nh" trong ngôi nhà Sử học Việt Nam – đă qua đời tại Hà Nội. Căn bệnh ung thư thực quản quái ác đă cướp đi người thầy thông tuệ, nhà sử học uyên bác của chúng ta.

GS Trần Quốc Vượng sinh trưởng tại Kinh Môn, Hải Dương. Ông định cư ở Hà Nội năm 1954, năm 1956 tốt nghiệp thủ khoa cử nhân Sử - Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội, được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.


Năm 1980, ông được phong hàm giáo sư. Ông đă đảm nhiệm nhiều chức vụ: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; Giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; trưởng môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội. Đồng thời từ năm 1989 ông đảm nhiệm chức vụ phó Tổng thư kư Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Viêt Nam, Tổng Thư kư Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội từ năm 1976. GS Trần Quốc Vượng c̣n là Chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.

Trong lời Tự bạch in ở cuối một tập sách, ông viết: “...theo khoa Tử vi học, số phận tôi là “ngọn lửa đầu non” (Sơn đầu hoả) và thân phận tôi là dịch chuyển (Thân cư thiên di). Tôi xuất thân trong một gia đ́nh công chức, bố tốt nghiệp cao đẳng Canh nông, mẹ là nội trợ, tôi đứng cuối của hơn một chục anh chị em. Do mẹ và bố có trục trặc nên mẹ thường đem tôi về quê ngoại và rong chơi khắp nơi, một tuổi tôi đă có mặt ở Sài G̣n và Nam Vang. Phải chăng v́ thời thơ ấu tôi đă rong chơi như thế mà cho đến hôm nay cuối mùa Thu của cuộc đời tôi luôn thích và phải suốt tháng suốt năm rong ruổi khắp nước từ Cao Bằng-Lạng Sơn, biên giới Việt - Hoa phía Bắc đến Cà Mau, Côn Đảo phía Nam và lang thang khắp Á- Âu- Mỹ- Úc. Một người bạn đồng nghiệp trẻ đă phác tính rằng, trong một năm tôi chỉ ở Thủ đô Hà Nội khoảng trăm ngày, c̣n hai trăm rưởi ngày khác tôi đi...”

Máu ưa dịch chuyển cuốn hút ông ngay cả khi gặp nạn. Hè năm 1994 ông bị tai nạn găy chân, vừa khỏi lại leo núi, trèo hang, lên rừng, xuống biển ở Quảng Trị, Quảng Nam. Cái chân tuy không được “xịn” như trước, có người đỡ đần đôi chút, song vẫn không bỏ việc điền dă. Ông bảo điền dă là nguồn vui, nguồn trí thức, trí tuệ của tôi.

Chính từ những điều mắt thấy tai nghe tích góp từ những chuyến đi đă bổ sung cho những trang viết




 Ảnh minh họa


 GS Trần Quốc Vượng

của Trần Quốc Vượng thêm phong phú sinh động. Hơn 40 năm qua ông đă viết hàng trăm bài nghiên cứu đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước, viết vài chục cuốn sách. Năm 1960 ông phiên dịch, chú giải Việt sử lược, bộ sách lịch sử vào loại xưa nhất do người Việt Nam viết c̣n lưu truyền được đến ngày nay; năm 1973 chủ biên bộ Danh nhân Hà Nội 2 tập; năm 1975 cùng Vũ Tuân Sán viết Hà Nội ngàn xưa; năm 1976 cùng Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ viết Mùa xuân và phong tục Việt Nam. Ngoài ra ông c̣n biên soạn các sách giáo khoa: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam và một số sách chuyên môn như: Theo ḍng lịch sử (1995); Việt Nam, cáí nh́n địa văn hoá (1998). Năm 2000, NXB Văn học in Văn hoá Việt Nam- t́m ṭi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng. Tập sách 1000 trang tập hợp 74 bài viết của ông đă được tái bản năm 2003. Sách chia thành 6 phần lớn. Phần “Văn hoá dân gian” ông viết về “Trữ lượng và viễn cảnh Folklore Việt Nam”; nghiên cứu “Lễ hội Việt Nam với một cái nh́n tống thể”; “Hội hè dân gian với làng quê đổi mới”. Từ những vẻ đẹp nguồn cội, ông khẳng định “Mất văn hoá dân gian là mất hồn dân tộc”. Phần “Ứng xử” ông nghiên cứu về “Nguyên lư Mẹ và nền văn hoá Việt Nam”; “Tổ tiên ta và thương trường”; “ Văn hoá hoa và cây cảnh”. Trong phần “Danh nhân” Trần Quốc Vượng ca ngợi “Quang Trung với công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam ở thế kỷ XVIII”; “Nguyễn Khuyến trong bối cảnh xă hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”; “Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng và người mang chở những giá trị văn hoá Đông Tây kim cổ”.

Tiếp thu được tinh hoa trong nghiên cứu và giảng dạy của các thầy Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, trong gần nửa thế kỷ qua, GS Trần Quốc Vượng đă t́m được cho ḿnh phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khoa học. Mỗi trang viết ông đều có những t́m ṭi, phát hiện bộc lộ nét tài hoa. Những phát hiện, những lư giải này buộc người đọc phái suy ngẫm. Có thể coi đó là những đóng góp quư báu của của GS Trần Quốc Vượng, xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong tứ trụ của ngôi nhà sử học Việt Nam: Lâm, Lê, Tấn, Vượng. Đó là: Đinh Xuân Lâm (Sử) Phan Huy Lê (Sử) Hà Văn Tấn (Khảo cổ học) Trần Quốc Vượng (Sử).


GS Trần Quốc Vượng ra đi đă để lại niềm tiếc thương vô hạn của biết bao thế hệ học tṛ, vốn rất say mê với những bài giảng đầy tầm huyết của thầy. Ông cũng để lại sự luyến tiếc to lớn của giới sử học cũng như của những người dân Việt Nam, những người mong muốn được tiếp tục t́m hiểu thêm về lịch sử đất nước qua những phát hiện, t́m ṭi của nhà sử học uyên bác và tài hoa này.



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard