Do các bài viết của chúng ta đă khá nhiều,các bạn vào cũng đă thấy rối,v́ vậy việc theo dơi bài không thuận tiện.V́ vậy,tôi đă di chuyển khá nhiều topic ko có phản hồi,các topic đă lâu ko có phản hồi...vào thùng rác,các bạn muốn t́m lại bài cũ ḿnh đang theo dơi có thể t́m ở đó!
Lưu vực bắt nguồn từ sông Tigris và Euphrates trên cao nguyên Anatolia vùng tây châu Á. Như hai chị em song sinh, nó uốn lượn song song trên đồng bằng Medopotami. Đây là hai con sông quan trọng nhất ở khu vực Tây Á.
Từ Medipotami có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là Khu vực giữa sông. Cách đây 5.000 năm, việc đồng áng nơi đây đều dựa vào nước tưới của Lưỡng Hà, làm cho khu vực này trở thành một trong những nơi có nền văn minh sớm nhất thế giới. Năm 3.000 TCN, người Sumer đă lập một loạt quốc gia thành bang. Về sau, các dân tộc xung quanh nối tiếp nhau lần lượt lập nên vương quốc Ancade, vương quốc Babylon, đế quốc Assyria sau trở thành một phần của vương quốc Ba Tư, vương quốc Macedonia, đế quốc Ảrập và đế quốc Uthman Ibn Affan Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháp Babel.
Nơi đây trở thành ḷ luyện văn hoá cho các dân tộc. Ví dụ, lúc đầu, người Sumer sử dụng loại văn tự h́nh chêm (một loại văn tự do người miền nam Medopotami sáng tạo ra từ năm 3.000 TCN), quốc vương Babilon cổ Hammurabi (1792-1750 TCN) đă soạn ra bộ pháp điển thành văn tương đối hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới là “Hammurabi pháp điển”.
Đến thời vương quốc Babylon mới đă xây nên một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại là vườn treo trên không. Người dân nơi đó đă cống hiến rất to lớn cho nền văn minh nhân loại trên nhiều phương diện như văn học, toán học, thiên văn, lịch pháp, y học. Nơi đây được gọi là cái nôi văn minh của thế giới. Văn hoá của Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, Ba Tư đều chịu ảnh hưởng của lưu vực Lưỡng Hà.
Từ khu vực nguồn Lưỡng Hà trở xuống, dọc đường thỉnh thoảng có thể thấy những di tích thành cổ. Tuy đă là tường xiêu vách đổ song du khách vẫn có thể h́nh dung ra được sự hùng vĩ của các công tŕnh kiến trúc, sự phồn hoa của thành phố và nét rực rỡ khắp mọi nơi của chiếc nôi văn minh thời đó.
Thành cổ Almale nằm cách thủ đô Baghdad 9 km về phía đông, thuộc Iraq ngày nay. Bắt đầu từ năm 2000 TCN, nơi đây đạt đến sự cực thịnh, trở thành trung tâm hành chính của vương quốc Aisenuna. Trong số các văn vật được khai quật, có rất nhiều bảng bằng chất dẻo, bên trên có khắc minh văn h́nh chêm, nội dung gồm các công văn hành chính, văn kiện thương nghiệp, hợp đồng, bản thảo. Nổi tiếng nhất là Pháp điển Asenuna, ra đời sớm hơn Pháp điển Hammurabi gần 200 năm. Từ minh văn, có thể thấy nơi đây từng sáng tạo ra các viện nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới. Trên những minh văn đó có ghi lại nhiều định lư và công thức toán học. Thành cổ Ancankapu nằm về phía tây Baghdad được xây dựng trước năm 1300 TCN. Kư hiệu rơ nét nhất c̣n lại của thành cổ đó là tháp miếu Arcakupu. H́nh tháp miếu giống như Kim Tự Tháp, mới bắt đầu xây dựng cao 70 m. Xung quanh tháp có chùa chiền, cung vua, khu dân cư… Tuy đă qua 3.000 năm tắm mưa gội gió, nh́n từ góc độ quy mô, vẫn có thể thấy được nét huy hoàng của nó.
Thành cổ Babylon là viên ngọc sáng nhất của nền văn minh Tây Á cổ đại. Nó từng là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của khu vực Lưỡng Hà. Babylon có nghĩa là Ngơ vào xứ thần tiên. Di chỉ này cách Baghdad khoảng 9 km về phía nam, gần hữu ngạn sông Euphrates. Ban đầu, nơi đây chỉ là một làng nhỏ, sau đó trở thành vương quốc Babylon cổ (1894-1595 TCN) và thủ đô của vương quốc Babylon sau này (626-538 TCN). Toà thành cổ có diện tích 41 km2, có một chiến hào bảo vệ thành và một dăy tường thành hai lớp bao quanh. Dăy tường chính có hơn 300 tháp canh, 56 bức phù điêu. Do Babylon cổ đại chỉ là vùng đất cát nên người dân đă học được nghề làm gạch từ rất sớm, đường xá th́ rộng và thẳng tắp, được lát bằng gạch nhựa đường. Có lẽ đây là con đường trải nhựa sớm nhất thế giới.
Đường phố chính trong thành Babylon.
Đa số kiến trúc của thành phố cổ Babylon đều dùng vật liệu xây dựng bằng gạch, là nghệ thuật tiêu biểu cho tŕnh độ phát triển cao nhất của lưu vực Lưỡng Hà thời kỳ đó. Tảng đó to lớn sừng sững trong thành có khắc h́nh sư tử Babylon, những năm qua vẫn trung thành canh giữ phía bắc thành và trở thành biểu tượng của thành phố này. Ngôi miếu lớn Aisajina và ngôi tháp Aitelan nổi tiếng linh thiêng. Tháp cao 91 m, có 7 tầng. Đây có thể là tháp Babel cao ngất từng được nói đến trong Kinh thánh. Nhà hát kịch h́nh tṛn phía bên phải thành tái hiện khí thế hùng dũng của đại đế Babylon Alexander trong cuộc đông chinh. Vườn treo nổi tiếng nằm ngay trong cung điện phía nam thành.
Vườn treo Babylon.
Vườn hoa Babylon do quốc vương Nibuznani nước Babylon xây cho ái phi của ḿnh. Tương truyền, ái phi vốn là công chúa nước Mide. V́ nhớ cố hương, nhớ cây cỏ hoa lá quê nhà mà nàng suốt ngày ủ dột. Để vui ḷng nàng, nhà vua liền cho làm trong nội cung vườn hoa h́nh khối, cao 25 m, tầng tầng lớp lớp trồng toàn hoa thơm cỏ lạ. Nh́n từ xa, vườn trông giống như đang trôi nổi trên không trung, nên có tên cũ là Vườn hoa trên không hay Huyền uyển (Vườn treo).
Từ năm 539 TCN, Babylon lần lượt bị người Ba Tư, Macedonia, Patea xâm chiếm. Đến thế kỷ II, nó chỉ c̣n là một nơi hoang tàn, nay chỉ c̣n là một bức tường đổ nát. Chính phủ Iraq cho xây chỗ cũ một cửa thành cổ, trong thành có nhà bảo tàng trưng bày văn vật của Babylon. Hiện vật quư nhất là tấm bia đá khắc pháp điển Hammurabi đă được phục chế, khai quật năm 1901. Ở phần trên của các cột h́nh trụ tṛn màu đen làm bằng đá huyền vũ cao hơn 2 m có khắc một bức phù điêu tuyệt đẹp với cảnh thần Mặt trời giao cho Hammurabi cây gậy quyền năng. Phần dưới cột là toàn văn pháp điển Hammurabi được viết bằng văn tự h́nh chêm, với 282 hàng, khoảng 8.000 chữ.
Thủ đô Baghdad của Iraq là một trong những thành phố cổ nhất tại lưu vực Lưỡng Hà. Năm 762, vua đời thứ 2 vương triều Abasi là Halibamansue lấy Baghdad làm thành đô của đế quốc Ảrập. Lúc đó, thành phố này được gọi là Thành phố h́nh tṛn do h́nh dáng của nó. Về sau, nó được mở rộng thành một thành phố có diện tích 860 km2. Trung tâm thành phố nằm ở phía đông sông. Phía tây là khu ngoại ô. Ở giữa có 5 chiếc cầu lớn nối liền hai bờ với nhau. Baghdad là một thành phố chứa đầy những điều bí ẩn, hấp dẫn với cổng thành cổ kính, đền thờ của đạo Hồi có nóc tṛn, mái ṿm, có nhiều nhà cao tầng hiện đại, quán cà phê, quán bar xen kẽ nhau. Văn minh hiện đại và nét cổ xưa dung hoà nhau thành một thể thống nhất.
Từ Halloween xuất phát từ Đêm các Thánh - một lễ kỷ niệm của Thiên chúa giáo diễn ra vào đêm trước Ngày lễ các Thánh. Tuy nhiên, lễ hội này lại có nguồn gốc tôn giáo cổ xưa, cho đến nay cũng vẫn là ngày lễ thiêng liêng của người Wicca - một tôn giáo cổ mà tín đồ của nó chỉ làm điều thiện.
Giống như rất nhiều ngày lễ có cùng nguồn gốc từ tôn giáo khác, Nhà thờ đă tiếp cận điều này theo kiểu: "Nếu con không thể đánh thắng được nó, th́ hăy kết thân với nó". Điều này rất giống với Mardi Gras ở chỗ người ta có thể quan sát từ rất nhiều nơi trên trái đất, đặc biệt là ở Rio de Janeiro và New Orleans. Những người tham gia một cách phóng túng cả về thể chất và tinh thần, thậm chí chẳng hiểu được tại sao họ lại tổ chức kỷ niệm, lư do là họ không nhận thấy rằng Mardi Gras là sự tôn kính tuần chay sắp đến, khi đó các con chiên ngoan đạo sẽ từ bỏ những thỏa măn trần tục như biểu hiện của sự hy sinh cho 40 ngày dẫn tới lễ kỷ niệm Bữa tiệc cuối cùng của chúa Jesus.
Hóa trang trong lễ hội Halloween.
Theo truyền thống, lễ tạ mùa vào cuối hạ của những người Celt cổ đại được gọi là Samhain, cũng diễn ra vào ngày 1/11 hằng năm. Người ta tin rằng trong ngày đó, toàn bộ thế giới các vị thần có thể tới thăm loài người. Và đó cũng là thời gian linh hồn của người chết sẽ về thăm nhà, để lại những lời nhắn nhủ trong giấc mơ. Nhiều thày bói c̣n cảm thấy đó là thời gian tốt nhất để dự đoán về những sự kiện trong tương lai.
Các tu sĩ Druid thừa nhận lễ hội này có quan hệ chặt chẽ với vụ mùa, trăng tṛn và những thay đổi về thiên văn. Rồi sau khi xâm chiếm nước Anh, người La Mă đă kết hợp phong tục của người Celt với lễ tạ mùa của chính họ có tên là Cerelia diễn ra vào 4/10.
Kết quả, có một số truyền thống bị thay đổi, một số khác th́ được duy tŕ, điều này cũng giống như niềm tin đối với những hồn ma và phù thủy. Người chỉ lối tâm linh cho biết, phong tục để thức ăn cho người chết xuất phát từ cảm nghĩ của người cổ xưa cho rằng, những hồn ma có thể bị đói sau một năm thiếu thốn. Khi người sống đem thức ăn cho những linh hồn ấy, họ sẽ để cho mọi người được yên ổn. Cũng từ đó, "trick or treat" ra đời. (Câu nói của trẻ em trong ngày lễ Halloween khi đi các nhà xin bánh kẹo và dọa sẽ phá phách nếu không cho).
Halloween là thời điểm có thể liên lạc với người chết dễ nhất do khi đó bức màn ngăn cách được coi là ở độ mỏng nhất. Nhưng vẫn có những người muốn được dẫn lối cho họ trong ngày lễ này
Mũi Hảo vọng trong giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, mũi Hảo vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á.
Năm 1486, nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha Batorluomei Bird Diast vâng lệnh vua Ruo Ao đệ II, thống lĩnh một đoàn thuyền xuất phát từ Lisbon đi dọc theo bờ biển phía tây châu Phi, với ư đồ có thể khám phá một con đường mới thông với “đất nước vàng” Ấn Độ. Khi đoàn thuyền đi đến vùng giáp nước của Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt nam của đại lục châu Phi th́ trên mặt biển gió băo gào thét. Sóng dữ vạn trượng nổi lên. Đoàn thuyền lắc lư chao đảo trong sóng to gió lớn. Các thuyền viên có cảm giác như họ sắp xuống suối vàng, sắp chôn ḿnh trong bụng cá.
Lúc này, một đợt sóng gió đẩy đoàn thuyền đến mũi đất vô danh, nhờ vậy mới tránh được tai vạ. Diast và các thuyền viên khác hoàn hồn trấn tĩnh, họ chúc mừng nhau và đặt cho mũi đất này là Mũi Băo táp.
Mũi Hảo vọng.
Đoàn thám hiểm thoát chết nhưng vẫn c̣n sợ hăi. Họ men theo đường cũ, trở về Bồ Đào Nha, kể lại sự nguy hiểm của mũi Băo táp cho quốc vương nghe. Nhà vua muốn thủ lợi cho ḿnh, nghĩ rằng nếu vượt qua được mũi Băo táp, đến vùng phương Đông giàu có th́ sẽ có rất nhiều hy vọng và lại đổi tên mũi đất này thành Mũi Hảo vọng (Cape Hope).
Năm 1497, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Da Gama dẫn một đoàn ṿng qua được mũi Hảo vọng thành công, đi vào Ấn Độ Dương và đến Calicut bên bờ nam Ấn Độ Dương. Sau đó, họ mang về nhiều thứ quư giá như vàng, hương liệu tơ lụa từ Ấn Độ về Bồ Đào Nha. Việc phát hiện ra con đường mới ṿng qua mũi Hảo vọng, kể cả việc phát hiện ra đại lục châu Mỹ của Colombo năm 1492 và lần đầu tiên đi ṿng quanh thế giới của Magienlăng cùng một số nhà đồng hành của ông vào 1519-1522, lịch sử gọi là Những phát kiến địa lư. Điều này không chỉ mở rộng được tầm nh́n địa lư của người châu Âu, mà c̣n có ảnh hưởng rất lớn đối với nền chính trị, kinh tế, văn hoá của họ.
Mũi Hảo vọng trong giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trước khi kênh đào Suez được xây dựng năm 1869, mũi Hảo vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, chỉ có tàu cỡ vừa đi qua được Suez, c̣n các tàu cỡ lớn phải ṿng qua Cape Hope. Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, kênh đào Suez bị ngừng lưu thông 9 năm. Tầm quan trọng của tuyến đường qua mũi Hảo vọng càng rơ rệt.
Sau khi kênh đào Suez lưu thông trở lại, nơi đây vẫn là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Hàng năm, khoảng 40.000 tàu bè qua lại mũi Hảo vọng, trong đó, một nửa là tàu nhập khẩu xăng dầu Tây Âu, 1/4 là tàu của Mỹ.
Tuyến đường ṿng qua Cape Hope tuy quan trọng, nhưng vùng biển cạnh nó vẫn là nơi nguy hiểm có tiếng trên thế giới. Tàu thuyền chỉ cần sơ ư để cột buồm nghiêng hay lạc mái chèo th́ nguy hiểm có thể xảy ra. Nguyên nhân của nó là phía nam Cape Hope là vùng có gió tây thổi mạnh, trên mặt biển rộng mênh mông không có ǵ che chắn nên làm sóng to nổi dậy.
Đi từ Cape Hope theo quốc lộ về phía bắc 52 km, sẽ gặp Cape Town, thành phố cảng nổi tiếng của Nam Phi. Năm 1652, công ty Đông Ấn Hà Lan đă xây dựng cứ điểm thực dân đầu tiên tại đây, đặt nền móng cơ sở cho thành phố. Sau đó một thời gian, thực dân Anh - Hà Lan không ngừng mở rộng các cơ sở vào sâu trong lục địa Nam Phi.
Khu “Thành phố góc biển” này nằm tựa lưng vào núi Yi Tebuer, nằm sát bên mép nước vịnh Tebuer. Phong cảnh nơi đây rất đẹp, địa h́nh thuận tiện. Núi Tebuer có độ cao trung b́nh so với mặt nước biển là 1.082 m, hay c̣n gọi là “núi bàn” v́ đỉnh núi này bằng phẳng như mặt bàn. Khi mùa hè trời trong nắng ấm, trên bầu trời xanh thẳm bay đến một đám mây trắng bao trùm lên đỉnh núi, giống như phủ lên “cái bàn” ấy một tấm khăn trải bàn màu trắng. Nh́n từ xa, nó như một bức tranh sơn dầu h́nh khối trang nhă tĩnh lặng, làm người ta thấy ḷng ḿnh rộng mở, tinh thần sảng khoái vui tươi. Là tượng trưng của thành phố núi Tebuer, ngọn núi vẫn là miền núi tốt lành trong thâm tâm các nhà hàng hải v́ càng gần ngọn núi có nghĩa là càng gần Cape Town, nơi thuyền bè có thể tiến hành bổ sung những thứ cần thiết hay sửa chữa tu bổ.
Vịnh Tebuer cũng có tên gọi từ núi Tebuer, có cảng rộng nước sâu, sóng lặng, gió yên, cùng lúc có thể đậu hơn 40 tàu biển cỡ lớn, là một vịnh cảng được thiên nhiên ưu đăi. Hai bên Tebuer c̣n có đỉnh Madagascar dốc đứng, núi Sư tử và núi Tín hiệu. Sở dĩ có tên Núi tín hiệu là do trước kia trên núi có đặt một trạm tín hiệu, mỗi khi tàu thuyền vào cảng th́ treo cờ lên và bắn pháo để báo tin cho người trong thành phố
Giữa các núi và vịnh là khu phố cổ Cape Town, phần lớn là các công tŕnh kiến trúc cổ đại thời kỳ thực dân Hà Lan thế kỷ 17 để lại như thành phố nhỏ Cape Town, nhà thờ Groot, quảng trường Green Point. Tất cả đều mang nét cổ kính, phong trần. Các cơ sở nghiên cứu giáo dục và địa điểm nghệ thuật như đại học Cape Town, đài thiên văn, kịch trường lộ thiên Meirateweile đều tập trung phân bố ở miền nam. Trên núi Tubuer c̣n xây dựng một vườn thực vật quốc gia và một viện bảo tàng.
Sudan - quốc gia lớn nhất, từng là nền văn minh tiến bộ nhất châu Phi trước khi bị những quốc gia láng giềng phía Bắc vùi dập - c̣n có nhiều kim tự tháp hơn Ai Cập. Những phát hiện mới nhất củng cố một nhận định táo bạo: văn hóa Ai Cập cổ c̣n đi sau Sudan tới nửa thế kỷ.
Nằm giữa Assuan (Ai Cập hiện tại) và thủ đô Khartum của Sudan là đế chế Nubia, nơi 4.000 năm ṛng các pharaoh da đen từng cai trị một đế chế với cấu trúc nhà nước và nền thương mại rực rỡ theo bờ sông Nil. Người Nubia chủ yếu sống bằng nghề nông, tận dụng phù sa màu mỡ sau những mùa lũ lụt hằng năm tràn bờ. Thay cho sa mạc cát bỏng hôm nay, thời đó người Nubia vẫn c̣n nhiều đồng cỏ, nơi họ dễ dàng sống bằng săn bắn cũng như mua bán lông, da thú.
Kim tự tháp của các Pharaoh đen.
Những công tŕnh đền thờ tinh xảo là nhân chứng cho một nền văn minh rực rỡ. Các pharaoh da đen thời ấy kiểm tra toàn bộ ḍng mậu dịch hàng hóa từ phía Nam lên Bắc Phi, đó không chỉ là nguồn lợi kinh tế dồi dào mà c̣n đem theo nhiều ảnh hưởng văn hóa Ai Cập mà hôm nay dễ dàng nhận ra trong các công tŕnh xây dựng, tượng và chữ viết. Người Nubia đă kiến tạo những thành phố đầu tiên dọc bờ nước trước các nước láng giềng ít nhất 500 năm. Tuy nhiên, kim tự tháp do các vua Nubia xây dựng là theo mẫu từ văn minh Ai Cập, song họ đă để lại cho hậu thế những 223 kim tự tháp, nhiều gấp đôi Ai Cập.
Đế chế Nubia trong một thời gian dài hoàn toàn sánh vai ngang hàng với khắc tinh sau này của ḿnh, thậm chí khoảng 7 thế kỷ trước công nguyên họ c̣n chiếm đóng Ai Cập, thời kỳ được ghi lại trong sử sách là kỷ nguyên "Pharaoh đen". Lợi dụng một thời kỳ khủng hoảng trong xă hội Ai Cập, vua Piye mở cuộc chiến và giành thắng lợi trước nước láng giềng phương Bắc với sức mạnh quân sự và mưu mẹo. Năm 728 trước Công lịch, lần đầu tiên trên ngai vàng Ai Cập có một Pharaoh da đen. Ngót 100 năm, người Nubia thống trị Ai Cập và đưa quốc gia lớn nhất bên ḍng sông Nil này lên một tầng văn minh tiến bộ mới. Kỳ lạ thay, xă hội Ai Cập sẵn sàng chấp nhận "Triều đại thứ 25" trong tay người da đen. Đối với họ, ngọn núi Barkal tuy đứng cách Cairo hàng ngh́n dặm nhưng vẫn được coi sản phẩm của bàn tay Thượng đế. Khối đá khổng lồ mang h́nh dáng rắn độc Cobra ngẩng cao đầu, khởi nguồn của mọi sự sống trên địa cầu, là nơi thần Amun tối cao trị v́ trong tâm trí của người châu Phi.
Chiến tranh, bài học mà nhân loại cho đến hôm nay chưa chịu học thuộc, rốt cuộc không chỉ đem lại tiền của mà c̣n cả sự diệt vong cho nền văn minh Nubia. Quân đội Ai Cập hùng mạnh cuối cùng đă tiêu diệt kẻ ngoại xâm, và trong cơn say chiến thắng, họ muốn xóa sạch những nét văn hóa Nubia. Tên tuổi các Pharaoh da đen bị đục khỏi các bảng đá, tượng đài bị hất xuống các hố chôn sâu. Người Nubia lùi về phía Nam, lập ra thủ đô mới mang tên Meroe, trung tâm thời kỳ phát triển mới.
Ngày nay, hiếm khi có vài du khách lạc bước tới thành phố nhỏ Karima, dưới chân núi Barkal để chiêm ngưỡng đống đổ nát c̣n lại từ 16 đền thờ, trong đó có công tŕnh của Pharaoh Ai Cập Ramses đệ nhị. Cát sa mạc lấn lên gạch đá, núi lở ngăn mọi ngả đường dẫn đến các hầm mộ, nơi các Pharaoh da đen chọn làm nơi yên nghỉ tại cố hương. Ở đây Pharaoh Piye khởi đầu làm sống lại một tập tục cũ mà chính người Ai Cập cũng đă bỏ bễ: ông sai chất đá lên một thân phụ thành một ngọn tháp đá, hai thiên niên kỷ sau khi các Pharaoh Ai Cập ngừng xây dựng kim tự tháp, một Pharaoh da đen đă đem lại sự phục hưng cho công tŕnh xây dựng hầm mộ hoành tráng và độc đáo này. Sau Piye, hơn 40 vị vua da đen khác cũng sai xây kim tự tháp ở Meroe. Người Nubia c̣n tiếp thu các ảnh hưởng văn hóa phong phú đến từ Hy Lạp, La Mă và các láng giềng khác quanh sa mạc Sahara, dần chiếm ưu thế vượt lên những nét Ai Cập cổ. Họ thờ các vị thần mới, phát minh ra loại chữ viết khác hẳn, đến nay chưa thể giải mă, một phát kiến mà lâu nay bị các thành kiến nặng nề tính kỳ thị chủng tộc làm lu mờ.
Phù điêu trong một kim tự tháp ở Sudan theo mô-tuưp Ai Cập.
Kim tự tháp Nubia cuối cùng được hoàn tất cách đây 1600 năm. Nội chiến triền miên làm tan ră đế chế hùng mạnh ngày nào. Nghề nông vắt kiệt đất đai, ngành luyện kim phá hết rừng, và khi khí hậu toàn cầu thay đổi, thổi những đồi cát sa mạc lấn chiếm đất Nubia th́ nền văn minh ấy ch́m dần trong bóng tối của lịch sử.
Hai giờ ôtô từ Khartum lên phía Bắc, có thể nh́n thấy dăy Kim tự tháp Nubia trải dài như một dăy đồi cát vàng đến tận chân trời. Các ngọn tháp này nhọn hơn, thấp hơn và đứng sát nhau hơn như h́nh mẫu Ai Cập. Chúng chỉ có vỏ ngoài bằng đá khối, bên trong là đá vụn và trực tiếp đứng trên nền cát không cần móng. Chính phủ Sudan từ 44 năm trở lại đây phải nhờ một văn pḥng kiến trúc Đức trùng tu các ngọn tháp từng được xây bằng kỹ thuật dàn cần cẩu gỗ.
Cuộc nội chiến vẫn c̣n tiếp diễn ở các tỉnh miền Tây Sudan với hàng chục ngh́n người chết, ngăn cản những nỗ lực lớn hơn và cố nhiên ngành du lịch không thể phát triển. 12 nhóm khảo cổ quốc tế cố gắng vớt vát những di tích c̣n có thể cứu được. Song ḍng sông Nil sẽ phải chảy tiếp, châu Phi nghèo đói và khát nước cần thủy điện, và đế chế Nubia sẽ vĩnh viễn bị xóa sổ khỏi bộ sử nhân loại khi cuối năm 2008 đập ngăn nước khổng lồ phía núi Barkal hoàn thành.
"Thượng giới có thiên đàng, hạ giới có Tô Châu, giữa có Châu Trang", người Trung Hoa luôn tự hào như thế. Với những nét đẹp độc đáo được trân trọng bảo tồn nguyên vẹn của một thành - phố - nước cổ kính bậc nhất phía nam sông Dương Tử, Châu Trang xứng đáng được coi là "thành Venice phương Đông".
Nằm cách Thượng Hải khoảng 70 km về phía tây, thị trấn Châu Trang là thành - phố - nước ra đời sớm và tiêu biểu nhất của Giang Nam (tỉnh Giang Tô - Trung Quốc). Thị trấn nhỏ với dân số chỉ khoảng 20.000 người này tập trung mọi vẻ đẹp của những thành - phố - nước phía nam sông Dương Tử: những cây cầu đá với đường nét chạm trổ sinh động bắc ngang sông, những ngôi nhà cổ tường trắng mái đen, các khung cửa sổ trang trí bằng vỏ ṣ, và những con thuyền gỗ nhẹ trôi trên làn nước trong xanh...
Một con đường nước tại Châu Trang.
Theo các sách sử, năm 1086, năm trị v́ đầu tiên của Hoàng đế Zherong thời Bắc Tống (960-1127), tại đây, Zhou Digong - một người họ Châu sùng đạo Phật - đă cắt hơn 5.000 km đất hiến tặng chùa Quanfu. Dân địa phương biết ơn ông, đặt tên vùng đất là Châu Trang. Giữa thời nhà Nguyên (1206-1368), một phú ông họ Thẩm chuyển đến Châu Trang, mở mang kinh doanh, lập nên các thị tứ, các chợ dọc theo sông Nanbeishi, mang lại cho Châu Trang vẻ trù phú. Con trai ông là Thẩm Vạn Tam nối nghiệp cha, khai thác mạng lưới đường sông dày đặc của Châu Trang, biến nơi đây thành trung tâm giao thương nổi tiếng với các mặt hàng lụa, sứ, đồ thủ công và thóc gạo ở phương nam.
Được mệnh danh là "Venice của phương Đông", từ xa xưa Châu Trang đă là điểm đến và khơi nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều văn nghệ sĩ Trung Hoa. Châu Trang được bao bọc bởi rất nhiều sông hồ đan xen, hầu hết nhà cửa ở đây đều được xây dựng ven các ḍng kênh với lối đi bộ nhỏ ngăn cách, dần dần đă trở thành những con đường tự nhiên của thị trấn này. Vẻ đẹp của Châu Trang c̣n lắng đọng ở những cây cầu đá mà nổi tiếng nhất là cầu Song Kiều. Song Kiều được xây dựng hơn 400 năm trước, gồm một nhịp cầu cong và một nhịp cầu vuông bắc qua hai con sông giao nhau Yinzhi - Nanbeishi, nối với nhau theo h́nh chiếc ch́a khoá. Đầu những năm 1980, bức tranh vẽ cầu Song Kiều của họa sĩ nổi tiếng người Trung Quốc Chen Yifei tham dự triển lăm ở New York được ông Arman Hammer - Trưởng Ban Giám đốc của Công ty dầu lửa Occidental - mua, rồi tặng lại cho Đặng Tiểu B́nh trong chuyến thăm Trung Quốc 1 tháng sau đó.
Ngày nay, cảnh mua bán nhộn nhịp sầm uất của Châu Trang không c̣n nữa, thay vào đó là một bầu không khí cổ kính tĩnh lặng bao trùm. Đến thăm Châu Trang giống như một chuyến đi ngược thời gian. Các khách sạn ở đây hầu hết là những ngôi nhà hơn 100 năm tuổi. Người dân địa phương hằng ngày vẫn ngồi trên những bậc thang nơi bến nước, b́nh thản giặt quần áo hay thêu ren, câu cá. Trong chuyến thăm của ḿnh tới Châu Trang, ông Alan Malannon - chuyên gia tư vấn của Trung tâm Di sản Thế giới LHQ - đă ca ngợi thành phố này như cây violin đang chơi một bản nhạc d́u dặt. C̣n ông Paul Gosda - Thị trưởng thành Venice (Italy) - khi thăm Châu Trang đă khen ngợi thành tích bảo tồn di sản của thị trấn này. Tại ngôi nhà cổ của gia đ́nh họ Thẩm, ông đề tặng ḍng chữ lưu niệm: "Venice chúc mừng Châu Trang".