K47 Du Lich

Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: bên lề bài hát Việt


Đại tá

Status: Offline
Posts: 348
Date:
bên lề bài hát Việt






Quyền lực nữ nhạc sĩ









Lưu Hương Giang tŕnh bày ca khúc của chị, Lưu Thiên Hương, trong chương tŕnh Sao Mai điểm hẹn.

Bốn cô gái tuổi đôi mươi: Lưu Thiên Hương (ca khúc Thu t́nh yêu), Sa Anh (Chợt như), Nguyễn Ngọc Ánh (Biển lặng) và Bảo Lan (Một thoáng mùa đông, có sự hỗ trợ về ca từ cũng của một cô gái - Lan Hương) đă tạo nên một "hiện tượng" trong live show tháng 5 Bài hát Việt 2005 vừa diễn ra tối Chủ nhật vừa qua.



“Hiện tượng" không chỉ bởi sự "vùng lên" về số lượng (4/11) mà quan trọng là sự "vùng lên" thực sự về giọng điệu âm nhạc ở một lĩnh vực xưa nay gần như là độc quyền của phái mạnh. Ca khúc viết theo phong cách rock Thu t́nh yêu của Lưu Thiên Hương (do ca sĩ Lưu Hương Giang tŕnh bày) đă gây được ấn tượng đặc biệt đối với Hội đồng thẩm định và gần như nó sẽ qua mặt các đàn chú, đàn anh đồng nghiệp để trở thành Bài hát của tháng trong live show này. Đă tồn tại một quyền lực nữ trên sân khấu biểu diễn, liệ có tồn tại không một quyền lực nữ nhạc sĩ?


Thực ra 4 (hay chính xác là 5) cô gái kể trên trừ Sa Anh chơi bass trong ban nhạc Đồng Đội (cô đă tốt nghiệp cao đẳng ghita trường Nghệ thuật Quân đội và hiện là trợ giảng môn này tại trường), tất cả đều đang là ca sĩ. Lưu Thiên Hương tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, Bảo Lan cũng tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội nhưng với nhạc cụ đàn bầu song hiếm khi được hành nghề với cây đàn, cô thế chân Lưu Thiên Hương trong nhóm hát Năm ḍng kẻ. Lan Hương cũng là một thành viên rất quen biết của nhóm hát nữ 5 cô gái này.


Có lẽ ít được người biết đến nhất là Nguyễn Ngọc Ánh. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nhạc hoạ Hà Nội, Ngọc Ánh làm giáo viên một trường tiểu học và ngoài giờ đi hát ở các quán bar, Biển lặng là một trong số vài sáng tác đầu tay của cô được một đồng nghiệp ở Nhạc viện Hà Nội "phát hiện" và gửi "ứng thí".


Trước đó làng nhạc chứng kiến không ít nữ tác giả ca khúc "ra tay", nổi bật là Phương Uyên, thủ lĩnh nhóm rock nữ Ba con mèo. Uyên xuất phát ban đầu là ca sĩ và nhạc công, sau này hoạt động nhiều trong khu vực biên tập, sáng tác và dàn dựng âm nhạc. Giáng Son của nhóm Năm ḍng kẻ cũng là một "thủ lĩnh" tương tự, tuy cô được đào tạo bài bản về sáng tác âm nhạc hẳn hoi nhưng bước đầu phải "nhờ" trở thành ca sĩ để hát những bài hát của ḿnh.


Nhắc tới Giáng Son không thể quên Kim Ngọc, cũng được đào tạo bài bản từ Nhạc viện Hà Nội khoa sáng tác nhưng Ngọc đă chọn cho ḿnh một ngă rẽ khác: vào lúc có người kỳ vọng vào số ca khúc ít ỏi cô sáng tác được ca sĩ Mỹ Linh tŕnh bày th́ Kim Ngọc qua Đức rồi hiện nay ở Mỹ để học chuyên về âm nhạc điện tử theo khuynh hướng nghệ thuật đương đại. Từ Kim Ngọc cũng nên nhắc thêm Jazzy Dạ Lam (hay Thảo Hương, con gái nữ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai) học chuyên ngành âm nhạc ở Đức (nhạc jazz) có ư định trở về lập nghiệp tại VN.


Trong khi đó thị trường ca nhạc thời gian gần đây có xu hướng nhiều nữ ca sĩ tự tin hơn khi tŕnh diễn những sáng tác của chính ḿnh như Ngọc Anh, Thanh Lam, Mỹ Tâm, Minh Thư... Những ca khúc do Mỹ Tâm viết thậm chí c̣n được các fan hâm mộ hơn cả bài hát của các tác giả khác trong cùng album. Một vài ca khúc của Minh Thư (không phải Minh Thư diễn viên điện ảnh kiêm ca sĩ, ca sĩ Minh Thư này được giải tư Tiếng hát TH TPHCM và là cháu ruột ca sĩ Lam Trường) được một số nhạc sĩ đàn anh đánh giá là vững vàng hơn tác phẩm của không ít nhạc sĩ chuyên nghiệp.


Điểm qua một lực lượng nữ sáng tác ca khúc như vậy để thấy họ cũng hùng hậu chẳng kém ai nhưng trên thực tế, họ hầu như chẳng có "quyền lực" ǵ, thậm chí một "tiếng nói" cũng khó. V́ nhiều lư do. Phần đông phẩm chất biểu diễn (ca sĩ) của họ có vẻ trội hơn, ngay cả có viết cũng xuất phát từ nhu cầu muốn hát hoặc xúc cảm riêng tư. Điều này không chỉ nằm trong bản tính của nhiều nữ tác giả mà nhiều khi c̣n được xă hội xem như chuyện mặc nhiên. Khoa sáng tác ở cáv Nhạc viện xưa nay rất hiếm bóng dáng nữ nhi.


Phía khác, tính nữ, sự dịu dàng, lăng mạn, tinh tế được xem như thế mạnh của các cây viết nữ, song lại dễ ru họ vào một giọng điệu. Thời nay càng khó, khi sáng tác ca khúc c̣n gắn liền với hoà âm, phối khí và kỹ thuật sử dụng máy móc chuyên về âm thanh - đây lại chính là gót chân A-sin của giới nữ. B́nh đẳng chơi ghita bass trong nhóm Đồng Đội, hiểu biết b́nh đẳng như Sa Anh phải thừa nhận so với các đồng nghiệp nam, ḿnh c̣n quá lơ mơ về kỹ thuật máy, pḥng thu.


Nay điều này sẽ thay đổi? Lưu Thiên Hương mới chính thức theo học trung cấp sáng tác trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội để chuyên tâm vào con đường sáng tác. Sắp tới đây trong album đầu tay của ca sĩ Lưu Hương Giang (giọng ca lọt vào chung kết Sao Mai điểm hẹn) sẽ xuất hiện nhiều ca khúc của Lưu Thiên Hương. Nếu tiếp tục đi tới trên con đường này, có thể đây sẽ là một giọng điệu rock nữ đáng chú ư.


Bảo Lan phấn đấu học thêm để tự phối khí ca khúc theo phong cách khí  nhạc mà cô yêu thích. Sa Anh đang mày ṃ bước đầu với thể loại pop trữ t́nh và rất tự tin khẳng định "Về lâu dài em sẽ theo đuổi sự nghiệp sáng tác". Và Ngọc Ánh, được bạn bè Nhạc viện đánh giá là có năng khiếu sáng tác, có xúc cảm tâm hồn và cá tính riêng, sẽ làm thêm được ǵ nữa sau 6 - 7 tác phẩm đầu tay?...


Từ live show tháng 5 Bài hát Việt 2005, có cơ sở để tin một "quyền lực" nữ nhạc sĩ bắt đầu được xác lập, chứ không phải chỉ một cơn ngẫu hứng của các người đẹp trong một ngày đẹp trời.


 Theo Thể thao - Văn hoá






__________________


Đại tá

Status: Offline
Posts: 348
Date:
đọc cho ḷi mắt luôn


Bài Hát Việt và những áp lực vô h́nh


Một Ngọc Anh hết ḿnh với "Khói thuốc" (Hồ Trọng Tuân)
Tối chủ nhật 22/5 vừa qua, chương tŕnh Bài Hát Việt lần 2 đă diễn ra suôn sẻ với 11 ca khúc đa dạng về thể loại và khá đồng đều về chất lượng. Nghe phong thanh nếu chương tŕnh 2 không thành công, có thể Bài Hát Việt sẽ… đi luôn.


Nỗ lực của ban tổ chức đă được đền đáp khi chương tŕnh 2 được đánh giá tốt về cả chất lượng âm nhạc lẫn chất lượng âm thanh - vốn kinh khủng ở lần đầu.

Đồng đều về chất lượng cũng có nghĩa là không có ca khúc thực sự nổi bật như Mưa bay tháp cổ (Trần Tiến) đợt trước. Dễ hiểu thôi v́ không phải cứ mỗi lần, Bài Hát Việt lại có thể giới thiệu đến công chúng một ca khúc ấn tượng, cái hay khi nào cũng hiếm mà. Điều thú vị là nếu trong Bài Hát Việt số 1, hiếm hoi có một ca khúc rock và một nhạc sỹ nữ th́ trong Bài Hát Việt số 2 này, có đến 3 bài rock và 4 nữ nhạc sỹ, đặc biệt ca sỹ - nhạc sỹ Lưu Thiên Hương sáng tác một bài rất rock là Thu t́nh yêu được em gái Lưu Thiên Hương biểu diễn cũng rất rock.

Bởi toàn rock và pop ballad, nên chất dân gian hiện đại trong ca khúc Qua lới nọ Hạ Long (Trương Ngọc Ninh, phối khí Anh Quân) hóa ra lại thành “của lạ” dù không thật sự nổi bật. Lương Bằng Quang với Đến khi cạn lời vẫn thể loại rock pha rap tận dụng âm thanh điện tử biểu diễn sôi động tự tin hơn hẳn lần trước, dự đoán có thể tiếp tục đoạt giải khán giả b́nh chọn. Ru đêm (Đức Tân) già dặn về ca từ, rất “tây” về giai điệu và phối khí qua phần thể hiện chững chạc của Tùng Dương tạo được nét riêng bên cạnh những ca khúc khác.

Hồng ơi (Quốc Bảo) khiến người nghe có phần thất vọng bởi sự nhạt nhẽo đơn điệu của nó so với nhiều sáng tác cùng phong cách ngũ cung nổi tiếng của nhạc sỹ. Khói thuốc (Hồ Trọng Tuân) đáng biểu dương ở chỗ đă mạnh dạn viết về đề tài xă hội một cách rất shock, âm nhạc ấn tượng với màn tŕnh diễn bốc lửa hết ḿnh của Ngọc Anh. Tuy nhiên ca từ đôi chỗ c̣n vụng về đă làm giảm đi sức thuyết phục của bài. Lời ru Âu Lạc (sáng tác & phối khí Nguyễn Minh Sơn) khiến khán giả mệt mỏi với kiểu phối âm nhộn nhạo, nhạc một đằng, hát một nẻo. Những bài c̣n lại đều nhẹ nhàng dễ nghe mà không mấy gây ấn tượng, có thể bởi nghe lần đầu chưa đủ “ngấm”?

Với bất kỳ chương tŕnh ca nhạc nào, tâm lư người nghe luôn đ̣i hỏi cái mới, cái hay, Bài Hát Việt cũng không ngoại lệ. Được xác định từ đầu là một sân chơi mới của nhạc sỹ Việt, nói sân “chơi” vậy, nhưng áp lực th́ nặng nề lắm, nhất là đối với các nhạc sỹ gửi tác phẩm tham gia. Nặng đến nỗi trong chương tŕnh lần này, một nhạc sỹ thuộc dạng kỳ cựu ngay mấy phút trước buổi diễn phải gọi điện đề nghị mở nhạc nền đĩa cho ca khúc của ḿnh cho chắc v́ lo ngại ban nhạc đánh chập choạng.

Một số nhạc sỹ trẻ nổi tiếng tỏ thái độ bàng quang, tuyên bố sẽ không gửi bài tham gia trong khi một số khác lại cho rằng không tham gia nghĩa là không tự tin… Tâm lư sợ bị loại, bị chê khiến nhiều nhạc sỹ tên tuổi chùn tay không dám gửi bài, mà đúng là trên thực tế, không ít bài của các nhạc sỹ có tiếng bị đánh giá thấp hơn so với những người sáng tác tay ngang. Đó lại là điều đáng mừng khi cho thấy khoảng cách chênh lệch về chất lượng âm nhạc giữa giới chuyên nghiệp và không chuyên, giữa thế hệ trẻ và già đă rút ngắn dần.

Ca sỹ cũng là người chịu áp lực lớn trong Bài Hát Việt khi phải gánh trách nhiệm nặng nề trực tiếp đưa ca khúc mới đến với công chúng. Thể hiện những bài đă tập luyện kỹ, từng thu âm như Lương Bằng Quang với sáng tác của ḿnh, Đoan Trang với 2 ca khúc ở số đầu, Lưu Hương Giang với Thu t́nh yêu từng biểu diễn ở Sao Mai - Điểm Hẹn c̣n dễ, đằng này phần lớn ca sỹ nhận bài trước nửa tháng, mỗi người tập một kiểu, lên hát vào nhạc sai, “đặt” lời mới cho ca khúc… làm tác giả buồn v́ đứa con tinh thần bị méo mó mà khán giả cũng chẳng vui ǵ.

Ca sỹ trẻ lần đầu hát sân khấu lớn như Lương Bằng Quang, Mạc Thủy trông rất “khớp”, Lương Bằng Quang nhảy vụng về lúng túng, c̣n Mạc Thủy run đến nỗi suưt vào nhầm intro. Khán giả th́ ngoài việc quan tâm đến chất lượng ca khúc, họ c̣n “soi” ca sỹ ăn mặc biểu diễn hát ḥ thế nào, Mạc Thủy bị đánh giá hát giống Ngọc Khuê quá.

C̣n xuất hiện nhiều như Hồ Quỳnh Hương, mỗi số hát hai bài th́ lại nhạt nhẽo vô cảm, không tạo được dấu ấn ǵ. Truyền h́nh trực tiếp cả nước, sơ sẩy một chút là ảnh hưởng đến h́nh tượng. Tham gia th́ có cái lợi là được cả nước biết mặt biết tên, nhưng gây chú ư hay không lại là chuyện khác, và khó gây được chú ư khi họ không được hát bài “tủ’ mà toàn hát những bài lạ hoắc. Ca khúc không hay, ca sỹ cũng sẽ bị đánh đồng hát dở... Chính bởi những áp lực ấy mà nhiều ca sỹ, từ sao đến không sao thẳng thừng từ chối tham gia Bài Hát Việt.

Người chịu áp lực lớn nhất của Bài Hát Việt lại chính là… ban tổ chức Bài Hát Việt. Sau chương tŕnh 1 tổ chức khá cập rập, nghe phong thanh nếu chương tŕnh 2 không thành công, có thể Bài Hát Việt sẽ… đi luôn. Nỗ lực của ban tổ chức đă được đền đáp khi chương tŕnh 2 được đánh giá tốt về cả chất lượng âm nhạc lẫn chất lượng âm thanh – vốn kinh khủng ở lần đầu.

Áp lực tŕnh làng cái hay, cái mới vẫn c̣n, nhưng không có nghĩa Bài Hát Việt phải chịu trách nhiệm nếu không ǵ hay, mới, mà điều đó phụ thuộc vào tài năng các nhạc sỹ của chúng ta.

Lại phải nói thêm, “phụ thuộc” ở đây không có nghĩa là quá đặt kỳ vọng hay quy trách nhiệm vào giới nhạc sỹ, bởi như nhạc sỹ trẻ Đỗ Bảo, người dàn dựng âm thanh cho chương tŕnh 2 và sắp sửa gửi ca khúc tham gia bày tỏ: “Mọi người nên nh́n nhận chương tŕnh này với một thái độ tích cực, nhất là những người trong nghề. Nó không phải là một chương tŕnh ăn khách chỉ sử dụng những ca khúc đă được thử thách qua thời gian, được rất nhiều tầng lớp người yêu thích, mà là một chương tŕnh tâm huyết, trước tiên là dành cho giới âm nhạc”.

V́ vậy, sẽ tốt hơn nếu mọi người, từ nhạc sỹ, ca sỹ đến khán giả cùng “chơi” với tinh thần vô tư thoải mái, không quan trọng chuyện thắng thua để Bài Hát Việt trở thành một sân chơi đúng nghĩa mà không phải chịu bất kỳ áp lực nào.

Theo Giaidieuxanh



__________________
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard