K47 Du Lich

Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: LICH SU & VAN HOA VIET NAM


Thượng úy

Status: Offline
Posts: 113
Date:
LICH SU & VAN HOA VIET NAM



Tục ăn trầu


Tục ăn trầu tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng :ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm.

Miếng trầu làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông giá lạnh, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu c̣n là sự thể hiện ḷng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt bao giờ cũng có trầu cau.

Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Đa số nữ giới ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện, c̣n đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, lúc buồn. Có người ngỡ thuốc lào được sản xuất từ nước Lào, nhưng hoàn toàn không phải thế. Loại thuốc này chỉ có ở Việt Nam, nó đă đi vào ca dao tục ngữ Việt Nam từ rất xa xưa "Nhớ ai như nhớ thuốc lào. Đă chôn điếu xuống lại đào điếu lên". Hơn thế nữa, trong 54 dân tộc anh em, hầu như dân tộc nào cũng biết hút thuốc lào.

Thuốc lào được hút bằng điếu bát loại thông dụng cho hầu hết các gia đ́nh. Điếu ống dùng trong những gia đ́nh quyền quư. Để cho tiện dụng khi xa nhà, những người lao động lại hút bằng điếu cày - loại điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày. Cùng với cơi trầu, chiếc điếu và bộ đồ pha trà là những đồ dùng tiếp khách trong mỗi gia đ́nh.


Trầu xanh, cau trắng, chay hồng,
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên
(Ca dao)


__________________


Thượng úy

Status: Offline
Posts: 113
Date:


Chữ viết nước ta qua từng thời kỳ



- Chữ Hán:


Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam c̣n lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng h́nh (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Đến thế kư VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng răi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, v́ vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.


- Chữ Nôm:


Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đ̣i hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và t́nh cảm của bản thân người Việt. Chính v́ vậy chữ Nôm đă ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá tŕnh h́nh thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rơ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đă xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lư thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV th́ hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay c̣n ghi lại được một số tác phẩm đă được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đă phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đă có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.


- Chữ Quốc Ngữ hiện nay:

Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục ḍng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai tṛ của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đă có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đă dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ th́ cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công tŕnh đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. C̣n cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói b́nh dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đă khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine th́ chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay .

__________________


__________________


Thượng úy

Status: Offline
Posts: 113
Date:



Nguyên Tắc Cúng, Khấn, Vái, và Lạy


* Nghi Thức Cúng Gia Tiên
Khi cúng th́ chủ gia đ́nh phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông b́nh tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đ́nh theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng th́ phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời tŕnh với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương ḿnh ở, tên ḿnh và tên những người trong gia đ́nh, lư do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rơ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con th́ chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên th́ phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rơ về ư nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.

* Định Nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy
+ Cúng
Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, muỗng (th́a) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ ḷng hiếu kính, biết ơn, và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa b́nh thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.
+ Khấn
Khấn là lời cầu khẩn lầmrầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đ́nh, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường vái v́ vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.”
+ Vái
Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).
+ Lạy
Lạy là hành động bày tỏ ḷng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của ḿnh. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ư nghĩa khác nhau.
- Thế Lạy Của Đàn Ông
Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi ḿnh xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất th́ x̣e hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời qú gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đă co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang qú để lấy đà đứng dậy, chân phải đang qú cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ư Nghĩa của Lạy dưới đây). Khi lạy xong th́ vái ba vái rồi lui ra.
Có thể qú bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào th́ qú chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi qú chân nào xuống trước th́ khi chuẩn bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và t́ hai bàn tay đă chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải qú chân trái xuống trước v́ thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngă. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế lạy phủ phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng thời qú hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đă tập luyện hằng ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn thận v́ không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy th́ rất có thể mất thăng bằng.

- Thế Lạy Của Đàn Bà
Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài th́ kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất th́ đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ư Nghĩa của Lạy dưới đây). Lạy xong th́ đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách qú hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi ḿnh xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu th́ x̣e hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đă tŕnh bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà c̣n không mấy đẹp mắt.
Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục th́ rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị caoniên c̣n áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. C̣n phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ư nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có ḷng tự nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập dượt lâu mới nhuần nhuyễn được. Nếu đă muốn th́ mọi việc sẽ thành.

* Ư Nghĩa của Lạy và Vái
Số lần lạy và vái đều mang một ư nghĩa rất đặc biệt. Sau đây chúng tôi xin tŕnh bày về ư nghĩa của vái và lạy. Đây là phong tục đặc biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

- Ư Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái
Hai lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.
Nếu vái sau khi đă lạy, người ta thường vái ba vái. Ư nghĩa của ba vái này, như đă nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ư nghĩa nào khác. Nhưng trong trường hợp người quá cố c̣n để trong quan tài tại nhà quàn, các người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, d́, v. v., của người quá cố, th́ chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài đă được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.
Theo nguyên lư âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như c̣n sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí ḥa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

- Ư Nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng (xin xem bài về “Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo” đă được phổ biến trước đây và sẽ được nhuận sắc và phổ biến). Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ. Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, c̣n tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.
Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

- Ư Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái
Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao gồm cả cơi âm lẫn cơi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ.
Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.
- Ư Nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái
Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu vàng đứng ở giữa. C̣n có ư kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy v́ Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống ṇi Việt.
Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy v́ quá đông người và không có đủ th́ giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

*Kết Luận
Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đă chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lư do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đ́nh Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt, hăy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ư nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
Thờ cúng là cách biểu thị ḷng nhớ ơn tổ tiên cũng như ḷng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy tŕ.
__________________


__________________


Thượng úy

Status: Offline
Posts: 113
Date:

Làng quê và thân tộc gắn chặt với đời sống và t́nh cảm của người Việt Nam, để đi xa th́ nhớ, để ở xa vẫn hướng vọng về. Trong những dấu mốc để kỷ niệm và tưởng nhớ, giỗ làng và giỗ họ đóng vai tṛ rất quan trọng, như thể đó là chuyến đi trở lại cội nguồn, trở về với cái gốc của từng con người để rồi khi lại đi xa các mối liên hệ t́nh cảm được bền chặt hơn và sâu sắc hơn.


Giỗ làng

Theo những sách viết về lễ tục ở Việt Nam, giỗ làng là một lễ tục đặc biệt, một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam ở các làng quê. Mỗi nơi, mỗi vùng, giỗ làng có nguồn gốc và thời điểm xuất xứ khác nhau, nhưng ư nghĩa và cách thức tổ chức gần giống nhau và vẫn đảm bảo duy tŕ được nét đặc trưng riêng của mỗi vùng.

Ngày giỗ làng được coi là ngày thần kỵ, ngày giỗ các vị thần được thờ ở làng hoặc tương truyền đă có công gây dựng nên làng. Trong ngày này, dân làng thường mở hội để vui chơi, và hội đặc biệt tưng bừng nếu vào mùa xuân hay mùa thu. Giỗ chạp thường chỉ một ngày, nhưng hội giỗ làng lại kéo dài có khi với vài ba ngày. Tùy theo truyền thống và tập tục của từng vùng mà trong những ngày đó có tế lễ rước xách và có những tṛ vui, nhưng thường có mấy nghi lễ chính sau đây:

Lễ mở cửa đ́nh: Đ́nh làng hàng ngày vẫn đóng cửa giữa, chỉ mở cửa hai bên để cho dân làng và du khách. Vào dịp giỗ làng, đ́nh được quét dọn sạch sẽ, lau chùi cẩn thận để rồi mở cửa giữa trong ngày lễ hội. Lễ này bắt đầu ngày hội làng.

Lễ mộc đục: Đó là lễ tắm rửa tượng các thần linh. Những pho tượng này được để thờ trong hậu cung. Nhân tới ngày thần kỵ, dân làng cử người chay tịnh mở khám để làm lễ mộc đục. Có nơi cử hành lễ này rất long trọng.

Tế lễ: Khi tế lễ có đọc văn tế, nêu lại công trạng của thần linh, liệt kê đầy đủ những chức tước được ban phong. Sau khi đọc xong, dân làng đốt bản văn tế ngay trong buổi lễ rồi lần lượt thứ tự theo tuổi tác vào lễ trước bàn thờ.

Rước xách: Rước xách thường được tổ chức trong các ngày thần kỵ từ miếu là nơi thường ngày thần linh tại vị tới đ́nh, từ đ́nh tới chùa, từ chùa về đ́nh rồi lại từ đ́nh về miếu. Lúc rước, kiệu thần được khiêng đi trước với cờ quạt, tán lọng, đồ tự khí bát bửu đàn bày, có phường bát âm cử nhạc, trống lớn điểm, chuông vang.

Diễn lại thần tích: Diễn lại thần tích trong ngày này cũng là một hoạt động đặc sắc và đa dạng nhằm cùng nhau tưởng niệm tới thần linh để tỏ ḷng kính trọng.



Giỗ họ

Thường mỗi ḍng họ có ông Tổ. Ngày giỗ họ là ngày giỗ ông Tổ của ḍng họ ấy. Thường ḍng họ có nơi thờ Tổ hoặc thờ Họ, lễ tục giỗ họ cũng thường được tổ chức ở đây. Trong những ḍng họ ấy thường có người được bầu làm Trưởng họ hay Trưởng tộc. Không ít khi ḍng họ tranh chấp nhau, chia bè kết phái cũng chỉ v́ cái chức Trưởng tộc này. Người Trưởng tộc phải lo việc làm giỗ, nhưng các "chi" trong họ phải đóng góp. Người Trưởng tộc được hưởng của hương hỏa của tổ tiên để lại. Theo tập quán, của hương hỏa không được bán mà để dùng gây hoa lợi sử dụng trong việc tế tự và cúng giỗ, sắm sửa tự khí hay trang hoàng cho nhà thờ họ.

Họ hàng con cháu thường phải có mặt đầy đủ trong ngày giỗ họ. Mức độ tổ chức to nhỏ khác nhau tùy thuộc vào ḍng họ và sự thỏa thuận trong ḍng họ. Có ḍng họ mời cả phường Bát âm tới tế lễ; có họ quy định đàn ông trên 18 tuổi phải đóng góp chi tiêu cho giỗ Họ, đàn bà con trẻ được miễn. Có nơi con gái không được dự giỗ Họ v́ bị cho rằng khi đi lấy chồng sẽ thuộc ḍng họ khác, con dâu có quyền dự giỗ Họ. Khách khứa thường không được mời; chỉ có con cháu trong nhà cúng và ăn giỗ với nhau. Có ḍng họ tổ chức giỗ Họ to và vui như ngày hội. Sau đó, các chi trưởng thường ngồi lại họp với nhau bàn công việc chung của ḍng họ.

Ngày giỗ Họ là ngày duy nhất trong năm mà con cháu thành viên của ḍng họ tụ tập đông đủ hay đông đảo nhất. Ngày đó, những bậc cao niên trong họ thường kể lại cho thế hệ sau nghe về công trạng, sự nghiệp và cuộc đời của ông Tổ để con cháu hiểu biết, ghi nhớ và tự hào về ḍng họ của ḿnh. Nhiều ḍng họ cũng nhân dịp này để chỉnh trang và bổ sung lại gia phả của ḍng họ minh.

__________________


__________________


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

a ha,  chu Long Van nha ta moi mo mot topic hay qua. That tuyet. Chu nay cung quan tam toi van de van hoa ra phet, the ma cu lang lang tu xua den gio. hom nao phai tro truyen cung ong de viet doi loi tan man vay.

__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Thuc ra co nhieu van de toi da tiep can roi, nhung vao topic nay van thay hay, nhat la tuc vai lay. Day la dieu ma khong phai ai cung biet ro. Giong nhu thap huong theo so le vay.

__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Phan chu viet cua ong Long Van dua vao cung duoc. Toi thay nguoi Viet minh that tu hao ve ngon ngu cua minh. Trai qua gan mot ngan nam Bac thuoc ma minh van giu duoc tieng noi cua minh, hon mot ngan nam phong kien lay chu tau lam van tu ma van giu dc tieng cua minh, gan mot the ky duoi ach do ho cua Phap ma minh van giu duoc tieng minh thi do la mot dieu ky dieu. Nhung theo GS Ha Van Tan, qua nhieu di chi khao co khai quat duoc thi truoc day nguoi viet co chung ta da co he thong ngon ngu cua minh roi. Chi co dieu no da bi mai mot va bien mat do nhung ly do ve su banh truong Bac thuoc sau nay.

__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:



Nghi thức cưới của người Lô Lô






Cũng giống như các dân tộc khác, với người Lô Lô, việc cưới hỏi là một sự kiện vô cùng trọng đại. Theo tập quán cổ truyền, nhà trai phải nhờ bốn người làm mối gồm hai nam, hai nữ, tốt nhất là được hai cặp vợ chồng song toàn. Chọn được ngày tốt, những người làm mối này mang hai chai rượu và lễ vật đến dạm hỏi. Nếu nhà gái đồng ư th́ làm cỗ và dùng hai chai rượu đó uống rượu và bàn định ngày cưới. Đồ thách cưới bao gồm gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn, rượu… để dùng cho tiệc cưới, ngoài ra c̣n có váy, áo, ṿng tay, ṿng cổ cho cô dâu, thậm chí c̣n thách cả bạc trắng để làm của hồi môn.

Nhà trai sẽ mang lễ vật đến cho ông cậu của cô dâu, người này giao lại lễ vật đó cho chủ nhà. Nhà gái làm cỗ cúng tŕnh tổ tiên và mời bà con họ hàng đến ăn uống vui chung. Cô dâu thường được khách mời mừng khăn, áo, tiền bạc và các đồ dùng khác. Thường th́ nhà trai dẫn lễ cưới đến vào ngày lễ hôm trước để ngày hôm sau đón dâu sẽ là ngày chẵn với mong ước đôi trẻ măi măi không bị lẻ loi. Lễ dâng cưới diễn ra trong lời ca đón rể đón dâu mừng hai họ hết sức thân mật. Tối hôm đó nhà gái tổ chức hát thâu đêm suốt sáng để phúc chúc cho cô dâu chú rể.

Sáng hôm sau, cơm nước xong, chú rể cùng phù rể vào bái lạy tổ tiên, lễ sống bố mẹ vợ cùng ông cậu và quan khách. Ông cậu sẽ dắt cháu gái từ trong buồng ra trao cho nhà trai. Cả gia đ́nh nhà gái đều khóc thể hiện sự quyết luyến với người con gái đi lấy chồng, cô dâu th́ khóc to hơn như lưu luyến không muốn rời xa bố mẹ đẻ của ḿnh. Nhà trai, nhà gái mỗi bên có một phù dâu dắt tay cô dâu đi ra. Dẫn đầu đoàn dâu là bốn người làm mối, đi sau là cô dâu cùng phù dâu và họ nhà trai.

Nghi thức đón dâu ở nhà trai cũng giống như đón rể ở nhà gái. Bốn người làm mối phải uống rượu và hát. Tập quán của người Lô Lô là khi cô dâu bước chân vào nhà, bố mẹ chồng phải tạm lánh mặt đi nơi khác v́ sợ gặp mặt th́ sẽ át vía con dâu, sau này sẽ không khoẻ mạnh.

Đoàn dẫn dâu về nhà trai được một lúc th́ đoàn ông cậu của nhà gái mang của hồi môn sang bao gồm lợn, gà, cái cuốc, cái cháo, con dao, ḥm quần áo của cô dâu cùng rượu, thịt, xôi nếp… với những nhà giàu th́ có cả một con ḅ. Nhà trai tổ chức linh đ́nh và hát mừng suốt đêm để chúc cho hạnh phúc của đôi trẻ. Khi tiễn ông cậu về, nhà trai tuỳ số của hồi môn ít hay nhiều của cô dâu mà đưa lại một số tiền gọi là tiền đi đường và làm quà.

Sau ba ngày cưới, cô dâu chú rể trở lại thăm nhà vợ, có thể ở lại nhà gái ít bữa, sau đó sẽ trở về ở hẳn tại nhà trai./.


  Nguồn tin: Theo VOV, Ngày 23/11/2004









__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
RE: LICH SU & VAN HOA VIET NAM





Lập hồ sơ đề cử Ca trù là kiệt tác thế giới


Cập nhật lúc 09h49" , ngày 03/06/2005













Liên hoan Ca trù toàn quốc 2005.


Hội nghị triển khai công tác xây dựng Hồ sơ "Hát ca trù của người Việt" tŕnh UNESCO diễn ra sáng 2/6 tại Hà Nội với sự tham dự của cố vấn đặc biệt cho dự án là GS.TS Trần Văn Khê, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu trong nước và đại diện Sở VHTT các tỉnh có nghệ thuật ca trù.


300 ngàn USD cho 5 năm bảo tồn ca trù?


Ngày 9/5/2005, Bộ trưởng Bộ VHTT đă kư quyết định giao việc xây dựng hồ sơ quốc gia "Hát ca trù của người Việt" đề nghị UNESCO công nhận Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại cho Viện Âm nhạc (thuộc Nhạc viện Hà Nội).


Theo bản đề xuất (dài 8 trang, có thể tạm coi là đề cương dự án) của Viện Âm nhạc, dự án có diện hoạt động rất rộng, trải trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Pḥng, Hưng Yên, Thái B́nh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh.


Dự kiến thời gian tới, tiểu ban lập dự án sẽ dựng lại lễ "Thị yến thưởng đào" tại làng Đông Ngạc, lễ "Mở xiêm áo" tại đ́nh Lỗ Khê (Đông Anh); phục hồi lễ "Chầu cử" tại đền Đồng Sâm (Thái B́nh), quay phim các bài "Múa bỏ bộ", "Múa bài bông", "Múa dâng hương" tại Hà Tĩnh...


Một chương tŕnh hành động 5 năm được đưa ra, nhấn mạnh các phương án chính như: Đưa ca trù vào giảng dạy tại Khoa Âm nhạc truyền thống và trường Văn hoá- Nghệ thuật trong cả nước; Đầu tư cho các nghệ thuật chuyên nghiệp các tiết mục hát ca trù; Tạo điều kiện cho các nhóm nghệ nhân hoạt động thường xuyên trong các dịp liên hoan, tiếp khách của trung ương và địa phương; Tổ chức "Lễ chầu cử" định kỳ 1 hoặc 2 năm/lần thành một Festival nghệ thuật.... Viện Âm nhạc cũng đề nghị UNESCO tài trợ cho chương tŕnh bảo tồn ca trù khoảng kinh phí 300.000 USD.


C̣n nhiều bất đồng trong giới nghiên cứu!


Bản đề xuất của Viện Âm nhạc khẳng định: hát ca trù xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ nhà Lư ("Năm Thuận Thiên thứ 16 (1025), vua Lư Thái Tổ đặt chức quản giáp cho giới con hát"). Tuy nhiên, nhà nghiên cứu - Th.sỹ Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) bác bỏ quan điểm này.


"Với tư liệu hiện tại chỉ có thể tạm khẳng định là ca trù có từ thế kỷ 15" - Th.sỹ Nguyễn Xuân Diện quả quyết - "Căn cứ vào gia phả Lê Đức Mao làng Đông Ngạc trong đó có nhắc đến hai chữ ca trù. Đó là tư liệu sớm nhất về ca trù. Ngoài ra ở một số chùa có những bức chạm về ca trù. Có lẽ những người khẳng định ca trù có từ trước thế kỷ 15 căn cứ vào bức khắc gỗ trên bệ tượng chùa Thái Lạc (Hưng Yên) nhưng thực tế bức khắc đó diễn tả một vũ điệu dân gian ảnh hưởng nặng của âm nhạc Chàm, chứ không phải nói về ca trù".


Tuy nhiên, GS.TS Vũ Nhật Thăng (từng là Trưởng BGK tại Liên hoan ca trù toàn quốc 2005) lại khăng khăng bảo vệ ḍng quan điểm thứ nhất: "Sử ghi từ thời Lư, tức khoảng thế kỷ 11 đă có hát Ả đào (Măi về sau Ả đào mới được gọi là ca trù). Những người nói rằng ca trù chỉ có từ thể kỷ 15 là căn cứ vào cái đàn đáy. Đàn đáy đúng là thế kỷ 15 mới có, nhưng điều đó không có nghĩa hát Ả đào đến thế kỷ 15 mới xuất hiện. Hát Ả đào có thể có một dàn nhạc chứ không phải chỉ có một đàn đáy. Cho nên, có thể những h́nh thức Ả đào đă được thay đổi qua các triều đại".


Như vậy, để tiến tới xác định những tư liệu chính xác về ca trù, ngay từ bước đầu tiên chúng ta đă "vấp"! Hồ sơ tŕnh UNESCO sẽ phải hoàn thành muộn nhất vào tháng 8 năm sau. Tiểu ban soạn thảo cần t́m lấy một tiếng nói chung giữa mọi sự bất đồng hiện nay, tránh tạo nên sự nghi ngờ ở chính tổ chức sẽ xét duyệt hồ sơ.



(Theo TT)



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:




Nhiều di tích lịch sử - văn hóa đang bị xâm hại


Cập nhật lúc 15h40" , ngày 06/06/2005













Khuôn viên của chùa Vĩnh Trù (quận Hoàn Kiếm) bị biến thành quán ăn



Gần đây, nhiều di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm, vi phạm như đền Đồng Thuận, chùa Quang Hoa, chùa Vân Hồ, hồ Văn, hồ Hữu Tiệp... và có nguy cơ ngày một xuống cấp nặng hơn.


 


Di tích đầu tiên cần nhắc đến là đền Đồng Thuận - gắn liền với vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên thời Vua Hùng là ông Lư Tiến - ở số 11 phố Hàng Cá quận Hoàn Kiếm. Theo bản thần tích c̣n giữ lại, khi đất nước bị giặc Ân xâm lược, Lư Tiến đă cầm quân ra trận đánh giặc.


 


Trong một cuộc giao chiến, ông bị trúng tên của giặc và trọng thương. Ông chạy về đến trại Tiên Ngư, khu vực phố Hàng Cá ngày nay, th́ mất. Người dân tưởng nhớ công ơn của ông đă dựng đền để hương khói ngàn năm. Thế nhưng ngày nay, ngôi đền cổ đang bị thu hẹp. Nhiều hộ dân sinh sống ở ngay trong đền c̣n phía trước đền bị chiếm để bán hàng ăn uống.


 


Một di tích văn hóa khác là chùa Vân Hồ ở địa bàn quận Hai Bà Trưng. Mấy năm trước đă rộ lên việc chùa bị người dân lấn chiếm với chiến thuật “du kích” như rào đất rồi xây tường chỉ trong 1 đêm...! Chùa Vĩnh Trù ở phố Hàng Lược quận Hoàn Kiếm cũng rơi vào trường hợp tương tự.


 


Chùa hiện c̣n lưu giữ nhiều di vật quư như sắc phong, ngai thờ, đồ đồng có giá trị nghệ thuật cao. Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, phố Hàng Lược là giới tuyến phía Tây của Liên khu I, và chùa cũng là một cơ sở chiến đấu chống quân Pháp.


 


Nhưng gần đây, khuôn viên của chùa bị một số người biến thành nơi bán hàng ăn, phở gà, phở ḅ, thịt chim câu. Điều đáng phê phán, dù người dân xung quanh chùa đă nhiều lần lên tiếng nhưng dường như chính quyền sở tại chưa có các biện pháp hữu hiệu để trả lại sự tôn nghiêm cho chùa.


 


Một di tích nữa là hồ Hữu Tiệp - di tích lịch sử ghi dấu chiến công của quân dân Thủ đô bắn rơi máy bay B52 Mỹ trong trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 - ở phường Ngọc Hà quận Ba Đ́nh. Hơn 10 năm trước, di tích lịch sử nổi tiếng này được tu sửa khang trang và thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới tham quan.


 


Thời gian gần đây, hồ Hữu Tiệp dường như bị lăng quên, xuống cấp trầm trọng, con đường dẫn vào hồ bị thu hẹp bởi hàng rong, quán cóc, xe đạp, xe thồ… Bờ hồ dù đă được kè đá chắc chắn, thế nhưng chất thải do người dân thiếu ư thức đổ ra đùn lấp cả mặt hồ.



Nước hồ Hữu Tiệp giờ đây không xanh trong mà đă ngả màu vàng đục với nhiều rác rưởi nổi lềnh bềnh. Một số hộ kinh doanh vật liệu xây dựng c̣n mang cát, sỏi, gạch… vào khu vực hồ đổ thành từng đống cao ngất ngưởng. Hàng rào sắt quanh hồ bị biến thành “dây phơi” cho mọi thứ bao tải, áo rách… Một cụ cao tuổi trong làng xót xa: “Trước đây, hàng liễu xanh tươi, lá rủ soi bóng mặt hồ. Cảnh thật đẹp. Vậy mà giờ đây…”.


 


Thực trạng một số di tích ở Hà Nội đang bị xâm phạm hoặc xuống cấp đ̣i hỏi các cơ quan chức năng của thành phố cần sớm ra tay trước khi quá muộn…




(Theo SGGP)



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:




Những tấm ảnh đi vào lịch sử không chỉ bằng sự kiện!


Cập nhật lúc 09h23" , ngày 04/09/2005













“Bác Hồ tại mặt trận Đông Khê”. Đây là hình ảnh do nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An chụp khi Hồ Chủ tịch đi thị sát chiến dịch Biên giới năm 1950.



Nhân dịp kỷ niệm 60 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9, từ ngày 1/9 đến 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bộ VH-TT và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN đã làm một việc đầy ý nghĩa là tổ chức triển lãm những tấm ảnh đã đi vào lịch sử của 5 tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh là Vũ Năng An (1016-2004), Đinh Đăng Định (1921-2003), Nguyễn Bá Khoản (1917-1993), Lâm Hồng Long (1926-1997), Võ An Ninh (1907) và 2 tác giả được giải thưởng nhà nước về nhiếp ảnh là Triệu Đại (1920-2000) và Đinh Đăng Định.


 


Triển lãm bao gồm 50 tác phẩm phóng lớn cỡ 60x80cm, một số ảnh phóng tới cỡ 90x120cm. Đây là những tấm ảnh đã đi vào lịch sử, không chỉ là lịch sử nhiếp ảnh, mà còn là lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong đó, nổi bật là các tác phẩm chụp về cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, về Hồ Chủ tịch, về cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ cũng nhưmột số ảnh chụp trong thời bình, sau năm 1954 và năm 1975...


 


Để giúp bạn đọc có thêm thông tin tham khảo, xin giới thiệu một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm.






 Ảnh minh họa


Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Vũ Năng An). Tấm ảnh này đã quá quen, và người đứng trước hàng quân chính là vị tướng đại tài Võ Nguyên Giáp. Chụp dưới bóng cây, trong điều kiện kỹ thuật lạc hậu và thiếu thốn năm 1944, nhưng độ nét, chỉ số lộ sáng tốt, đặc biệt, bố cục ngang có phần đơn điệu của hàng người được phá bỏ bằng ngọn cờ nghiêng nghiêng, làm cho bức ảnh sinh động và chặt chẽ về bố cục.



 Ảnh minh họa


Chiếm hầm của De Castries. Bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Triệu Đại này đã nổi tiếng toàn thế giới. Có vẻ như đây là một tác phẩm dàn dựng, nhưng là một sự dàn dựng rất siêu và không có gì phải bàn cãi về giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật của nó. Mảng trời trắng, đường chân trời nằm ngang ảnh, nhưng một ngọn cờ đang phất đã xua đi cảm giác tĩnh mịch trong không gian ảnh. Hãy nhìn tư thế người phất cờ, người cầm súng và một người thứ ba nữa, họ hợp thành một hình tượng không khác gì những tượng đài.



 Ảnh minh họa


Quân Pháp rút khỏi bốt Hàng Đậu (Hà Nội) năm 1954. 50 năm sau, người viết bài vẫn thấy giật mình khi xem bức ảnh này của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Ưu. Quá siêu về bố cục, tạo hình: ảnh có nhiều lớp không gian, có lớn nhỏ, trước sau. Khoảnh khắc bấm máy cũng rất tốt với ánh mắt có phần lấm lét của người lính Pháp bại trận. Lối chụp như thế này, ngày nay ta hay thấy trong những tấm ảnh của những hãng thông tấn hàng đầu thế giới như AP, Reuter...



 Ảnh minh họa


Hội nghị ba nước Đông Dương. Ảnh của nhà nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp năm 1970. Một bố cục dung dị, chiếu sáng bằng đèn flash, thành công của tấm ảnh là nụ cười của bốn nhân vật trong ảnh và cái khoác tay hữu nghị của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong khi ba người kia đều vỗ tay.



 Ảnh minh họa


Các cụ phụ lão về dự duyệt binh năm 1975. Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Ưu hình như là người rất hóm hỉnh. Ông đã “để”, tất nhiên không dàn dựng, một đoàn các cụ già đội mũ rơm đi giữa hai hàng xe tăng hiện đại. Một góc chụp chéo máy, có tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh rất phổ biến trong ảnh nghệ thuật Việt Nam... 30 năm sau!



 Ảnh minh họa


Bác Hồ ở Đền Hùng năm 1954. Khi gặp các chiến sĩ đại đoàn 308 tại Đền Hùng trên đường về tiếp quản Thủ đô, Hồ Chủ tịch đã nói một câu rất hay: “Các vua Hùng đã có công dựng nước...”. Nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định đã ghi lại được khoảnh khắc này. Một tạo hình rất khéo, bố cục kinh điển và những bàn tay đang hoan hô làm bức ảnh rất sống động.



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:




Các vị tế tửu hoặc tư nghiệp Quốc Tử Giám Hà Nội (1/9/2005)








Sau 6 thập kỷ dời đô (1010) từ Hoa Lư về Thăng Long của vương triều Lư, năm 1070, vua Lư Thánh Tông (1054-1071) cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và các tiên hiền. Tiếp theo, năm 1076, vua Lư Nhân Tông (1072-1127) - con trưởng Lư Thánh Tông chính thức lập Quốc Tử Giám để dạy các hoàng tử và công chúa.



Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông (1225-1257) đổi thành Quốc Học viện, nhằm giáo dục, đào tạo con em vua quan. Sau đó nâng lên thành Thái Học viện nhằm thu hút, đào tạo những người học giỏi trong cả nước. Từ đó, Quốc Tử Giám chính thức trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của quốc gia Đại Việt. Trải qua hơn 700 năm tồn tại, Quốc Tử Giám đă đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Hầu hết các nhân tài nổi tiếng trong lịch sử như Nguyễn Trăi, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh, Lê Quư Đôn... đều được đào tạo từ đây. Đến thời Nguyễn (1802), Văn Miếu - Quốc Tử Giám chuyển về kinh đô Huế.

Để giúp nhà vua ở các triều đại quản lư Quốc Tử Giám và giáo dục các giám sinh, triều đ́nh đặt ra chức Tư nghiệp hoặc Tế tửu - như Hiệu trưởng ngày nay. Người đầu tiên giữ chức vụ này ở thời Trần là nhà giáo, nhà sư phạm Chu Văn An, quê ở làng Quang Liệt, huyện Thanh Tŕ, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội). Ông là người ngay thẳng, trong sạch, uyên thâm Nho học, có tài sư phạm. Nhiều học tṛ đỗ cao, làm quan to vẫn giữ trọn đạo thầy tṛ. Ông mất năm 1370. V́ vậy tượng Chu Văn An được thờ ở Nhà Thái học cùng với tượng các vị vua sáng lập, phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Hiện nay, Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đă tra cứu sưu tầm được 92 vị từng giữ chức vụ này. Trong số 92 vị từng giữ chức Tư nghiệp hoặc Tế tửu Quốc Tử Giám Hà Nội, tỉnh Hà Tây có 16 vị. Những vị giữ chức vụ này phải là những vị khoa bảng thực tài, có uy tín, được vào hàng Chánh tam phẩm của triều đ́nh. Trong số 16 vị Tế tửu hoặc Tư nghiệp Quốc Tử Giám người Hà Tây, huyện Thường Tín có 5 vị; huyện Hoài Đức có 3 vị; huyện Ba V́, huyện Chương Mỹ, mỗi huyện 2 vị; các huyện Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai, Ứng Ḥa, mỗi huyện có 1 vị.

5 vị Tư nghiệp hoặc Tế tửu Quốc Tử Giám người Thường Tín là: Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh khoa Giáp Dần 1374 thời Trần, quê ở xă Nhị Khê; Lư Tử Tấn, đỗ Thái học sinh khoa Canh Th́n 1400 thời Hồ, quê ở Triều Đông (xă Tân Minh); Nguyễn Như Đỗ, đỗ Bảng nhăn khoa Nhâm Tuất 1442 thời Lê Sơ, quê xă Tô Hiệu; Nguyễn Vĩnh Tích, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Th́n 1448 thời Lê Sơ, quê ở Thượng Phúc; Từ Bá Cơ, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Th́n 1712 thời Lê Trịnh, quê xă Liên Phương.

3 vị ở huyện Hoài Đức là: Nguyễn Vũ, đỗ Hoàng giáp khoa Kỷ Mùi 1499 thời Lê Sơ, quê xă Yên Nghĩa; Nguyễn Văn Quảng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Th́n 1640 thời Lê Trịnh, quê xă Sơn Đồng; Nguyễn Trí Vị, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Th́n 1712 thời Lê Trịnh, quê xă Sơn Đồng.

2 vị ở huyện Chương Mỹ: Ngô Sĩ Liên, Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442 thời Lê Sơ, quê xă Ngọc Sơn; Lê Hiếu Trung, Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1502 thời Lê Sơ, quê xă Trung Ḥa.

2 vị ở Ba V́ là: Hoàng Bồi, đỗ Hoàng giáp khoa Quư Mùi 1463 thời Lê Sơ, quê xă Cam Đà; Nguyễn Bá Lân, Hội nguyên Tiến sĩ khoa Tân Hợi 1731 thời Lê Trịnh, quê xă Cổ Đô.

Huyện Thanh Oai có Nguyễn Trực, Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất 1442 thời Lê Sơ, quê làng Bối Khê.
Huyện Ứng Ḥa có Nguyễn Bá Kư, Hoàng giáp khoa Mậu Th́n 1448 thời Lê Sơ, quê xă Viên Nội.

Huyện Thạch Thất có Phùng Khắc Khoan, Hoàng giáp khoa Canh Th́n 1580 thời Lê Trung Hưng, quê xă Phùng Xá.
Huyện Đan Phượng có Tạ Đăng Huân, Tiến sĩ khoa Canh Th́n 1700 thời Lê Trịnh, quê làng Đại Phùng, xă Đan Phượng.

Các vị này trong thời gian giữ chức đă hoàn thành nhiệm vụ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Hầu hết khi qua đời đều được gia phong. Các triều đại sau đều có sắc phong, truy tặng nhiều mỹ tự hoặc dân gian th́ truyền tụng những giai thoại tốt đẹp về các ông./.



Phùng Khắc Đồng



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard