K47 Du Lich

Members Login
Username 
 
Password 
    Remember Me  
Post Info TOPIC: NHỮNG NGÔI CHÙA, Đ̀NH ĐỘC ĐÁO


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
NHỮNG NGÔI CHÙA, Đ̀NH ĐỘC ĐÁO


Chùa Kim Liên - Ngôi chùa độc đáo nhất Hà Nội






Ngoài kiến trúc, được xem là "độc nhất vô nhị" ở Hà Nội, chùa Kim Liên c̣n được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở vùng đất kinh kỳ, ngàn năm văn hiến này.

Huyền tích chùa Kim Liên

Chùa nằm trên một doi đất rộng ăn ra Hồ Tây. Đây là địa phận làng Nghi Tàm, Quảng An, quận Tây Hồ hiện nay. Tương truyền, đây chính là khu vực nền cũ của cung Từ Hoa, có từ đời nhà Lư. Chuyện xưa kể rằng, công chúa Từ Hoa, con vua Lư Thần Tông (1128 - 1138), đă đem cung nữ đến khu vực này trồng dâu nuôi tằm, mở mang một trang ấp đặt tên là trại Tàm Tang. Vua Lư Thần Tông cho dựng cung Từ Hoa ở ngay trang ấp Tàm Tang để công chúa sống. Dần dần, vùng đất này được gọi là Nghi Tàm.

Trong chùa hiện nay có tấm bia đá do học giả Bùi Huy Cận soạn năm 1868. Nội dung tấm bia cho biết: Chùa có tên là Đại Bi, được xây dựng vào năm 1861 và do gia đ́nh ông Nguyên Thế Hựu bỏ tiền ra xây dựng. Đến thời chúa Trịnh Sâm, chùa có sự thay đổi khá nhiều. Do quá say mê thứ phi Đặng Thị Huệ, năm 1771, chúa Trịnh Sâm đă cho quan quân tháo dỡ một số ngôi chùa khác trong kinh thành để tu bổ lại chùa Đại Bi v́ đây là nơi bà thường đến lễ bái. Ông cũng cho đổi tên chùa thành Kim Liên.

Sau đó, vua Quang Trung đă cho trùng tu lại chùa Kim Liên. Diện mạo ngôi chùa được giữ nguyên từ đó đến nay.

Độc đáo và hài ḥa

Trong hệ thống chùa chiền ở toàn miền bắc hiện nay, chỉ c̣n một ngôi chùa có lối kiến trúc tương tự chùa Kim Liên. Đó là chùa Tây Phương ở Thạch Thất, Hà Tây với những pho tượng La Hán nổi tiếng. Bố cục của chùa có lối chữ Tam (≡), gồm ba nếp nhà chạy song song với nhau, ṭa giữa ngắn hơn và mỗi nếp đều có cấu trúc độc lập, gần giống nhau, gắn kết lại, tạo thành một thể thống nhất. Các nếp nhà đều có hai tầng mái, lớp ngói vảy cũ với các đầu đao được làm bằng gỗ, chạm khắc cầu kỳ, nhưng trông rất mềm mại. Tất cả các cột, xà đều được làm bằng gỗ, tường xây gạch không trát phía ngoài. Toàn bộ cổng chùa cũng được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên v́ kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là h́nh hổ phù, lá và hoa sen, h́nh rồng cách điệu, mây vờn...

Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Người ta cho rằng, chính vua Quang Trung đă hạ lệnh trùng tu lại chùa, có thể là do một tốp thợ Đàng Trong tiến hành, nên chùa mới có được lối kiến trúc này, khác hẳn so với những ngôi chùa khác ở đất Thăng Long- Hà Nội. Đặc biệt, trong chùa có một pho tượng gỗ được xác định là tạc cách đây hơn 200 năm. Tượng cao khoảng 1,7m, h́nh một người trung niên, râu ba chỏm, tay cầm hốt, đầu đội mũ niệm, nhưng lại mặc áo cà sa. Có thuyết cho rằng đó là tượng chúa Trịnh Giang hoặc chúa Trịnh Sâm nhưng cũng có thuyết cho đó là tượng vị ḥa thượng trông coi chùa, mà vị này nguyên là nội thị trong phủ chúa Trịnh.

Tiếc là trong những năm qua, xung quanh khu vực chùa, rất nhiều khu biệt thự kiểu Tây, rồi những khách sạn lớn mọc lên làm mất đi không gian thoáng đăng, thanh tịnh rất đẹp của chùa Kim Liên.


  Nguồn tin: Theo Nhân dân, số ra ngày 22/05/04



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
RE


 


Độc đáo "chùa Miểng Sành"


Điều làm người ta chú ư trước tiên là tên gọi "chùa Miểng Sành". Hai tiếng "miểng sành" tuy nghe mộc mạc dân dă nhưng đă thực sự nói lên nét độc đáo của ngôi cổ tự có tên chữ là An Phú ở phường 10, quận 8, TP.Hồ Chí Minh.

V́ ở đây liên tục hơn 40 năm qua người ta đă sử dụng ước chừng 5 tấn mảnh vỡ của chén đĩa, độc b́nh, đồ gia dụng xanh màu sơn thủy, hoặc hồng hoa, vàng, đỏ, nâu, đen để ốp vào tất cả các công tŕnh xây dựng của chùa.

Ngay cửa tam quan dẫn vào tiền điện, cho tới chánh điện, thiền đường, trai đường, nhà trù, nhà khách, nơi nào cũng thấy loáng điểm nước men từ các mảnh vỡ của sành sứ gắn vào.

Riêng 16 cây trụ lớn, chống đỡ chánh điện mỗi trụ phải mất hai tháng rưỡi để gắn từng mảnh đủ màu vào những chi tiết trang trí mỹ thuật trên đó.

Hơn 30 trụ khác nhỏ hơn đỡ lấy tầng trên và cả mái cổ tự cũng đều chi chít "những v́ sao".

Chùa Miểng Sành tạo lập từ thời vua Tự Đức mới lên ngôi, năm 1847, cách đây 157 năm, do ḥa thượng Thích Thanh Đức khai sơn (đời thứ nhất). Đến đời thứ 11 do ngài Từ Bạch trụ tŕ (1960) th́ chùa bắt đầu khởi sắc, gắn miểng sành.

Miểng không đập lấy từ chén đĩa c̣n nguyên, mà hàng ngày tăng chúng ra chợ B́nh Tây, chợ An Đông, rảo bước qua những gian bán chén đĩa và đồ sứ xin các mảnh vỡ hoặc đồ sứt bể mang về ốp. Đó là những "mảnh vỡ của đời" tái sinh.

Cổ tự An Phú dần dần ửng sắc dưới ṿm lá xanh với Phổ Đà lạc cảnh, hồ sen, cột phướn, động thờ long thần hộ pháp, nơi đặt tứ đại thiên vương, thuyền rồng, ao cá. Đến nay chùa An Phú đă thành ngôi Phạm vũ độc đáo và gắn nhiều miểng sành nhất Nam Bộ.



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
RE: NHỮNG NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG


 


Chùa và hồ Thiên Tượng (Hà Tĩnh)


Nói đến vùng đất Hà Tĩnh, trước tiên là nói đến Núi Hồng với 99 ngọn vút cao trùng điệp. Vào năm Minh Mệnh thứ 17, Núi Hồng được khắc vào Anh Đỉnh là một biểu tượng của thiên nhiên Việt Nam. Quanh Hồng Lĩnh là cả một kho báu về những câu chuyện huyền bí và hấp dẫn.

Tương truyền xưa vua Kinh Dương Vương lập đô thành đầu tiên ở đây và cưới cô con gái xinh đẹp của vùng Ngàn Hống sinh ra Long Vương tức Lạc Long Quân...

Một trong những thắng cảnh của Hồng Lĩnh là Chùa và Hồ Thiên Tượng đă được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.

Chùa Thiên Tượng thuộc xă Trung Lương, nằm trên ngọn núi Thiên Tượng. Chùa được dựng vào đời Trần, vốn là một thắng cảnh đẹp, đă có nhiều tao nhân mặc khách đến và để lại những bài thơ nổi tiếng. Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV) trong bài "Sơn hành" có câu:

Hương Tượng phong cao môn bắc địa
Đồng Long hải khoát hộ nam chinh


Nghĩa là:

Hương Tượng núi cao có chùa là cửa đất bắc
Thế rồng vượt biển phù trợ cuộc nam chinh


Vua Thiệu Trị khi ra bắc đă ghé vào văn cảnh chùa và đề thơ khắc vào bia đá. Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (thế kỷ18) khi đến thăm chùa đă viết:

Trải xem thế giới khắp ba ngh́n
Đồi một là đây chốn Tượng Thiên
Ánh ỏi chim ca, vang tiếng kệ
Nhặt khoan tiếng suối, tỏ rừng thiền


Đến đầu thế kỷ 19, chùa Thiên Tượng vẫn là ngôi chùa đẹp, là chốn u tịch, thâm nghiêm, nhưng vào năm Ất Dậu 1885, sau biến cố kinh thành Huế, vua tôi Hàm Nghi chạy ra Sơn Pḥng, Hương Khê phát động phong trào Cần Vương th́ vùng Hồng Lĩnh cũng trở thành nơi hoạt động chống thực dân Pháp. V́ vậy, thực dân Pháp đă cho đốt chùa và tàn phá chùa thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đă cho trùng tu xây dựng lại chùa.

Chùa Thiên Tượng có thượng tịnh, hạ tịnh, có Lưu Đức tháp và Thạch Sơn tháp, trong chùa có chuông Đại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao... Khuôn viên chùa chừng 150.000 m2 được giới hạn bởi hai suối lớn (suối Bắc và suối Nam) cả hai đều bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng mà hợp thành. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá. Từ chùa nh́n xuống thị xă Hồng Lĩnh đẹp như một bức tranh.

Từ chùa Thiên Tượng theo đường chim bay về phía đông nam chừng hai km là đến Hồ Thiên Tượng thuộc địa phận phường Bắc Hồng. Hồ nằm trên độ cao 100m, được tạo thành từ nguồn nước của Suối Tiên. Hồ Thiên Tượng có h́nh dáng đẹp, chiều dài 650m, chiều rộng 180m, sâu trung b́nh 8m, nơi sâu nhất khoảng chừng 15m. Diện tích mặt hồ hơn 100.000 m2 với dung tích 800.000 m3 nước tự nhiên trong sạch. Phía đông và tây hồ là vách núi dựng đứng, quanh hồ là những dải thông xanh soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng tạo thành bức tranh thủy mặc độc đáo, nguyên sơ giữa một thị xă trẻ trung đang vươn ḿnh phát triển.

Hồ Thiên Tượng không chỉ là thắng cảnh đẹp, hấp dẫn du khách mà c̣n là nơi tĩnh dưỡng tâm hồn, là "trung tâm điều ḥa nhiệt độ" và cung cấp nguồn nước trong lành cho nhân dân thị xă.

Dưới Hồ Thiên Tượng là Suối Tiên, tương truyền đây là nơi xưa tiên tắm và c̣n để lại dấu chân tiên trên đá Thạch Bàn. Quanh năm Suối Tiên ŕ rào chảy, tạo thành bản nhạc êm đềm bên Hồ Thiên Tượng giữa núi non xanh mát ngàn thông.

Nhân dân Hà Tĩnh đă và đang làm hết sức ḿnh để bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích một cách tốt nhất phục vụ việc phát triển kinh tế, xă hội và du lịch.


  Nguồn tin: Theo Báo Nhân Dân, số ngày 30/11/04



-- Edited by Hoang Thang at 16:10, 2005-06-08

__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Nam Thiên nhất trụ - Chùa Một Cột miền Nam






Nếu Hà Nội có chùa Một Cột được xây dựng vào đời nhà Lư (đầu thế kỷ XI) th́ Sài G̣n có “Nam Thiên nhất trụ”(Trời Nam một trụ) gọi nôm na là chùa Một Cột. Chùa do ḥa thượng Thích Trí Dũng dựng vào năm 1958. Đến đây, vừa tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, vừa thả hồn theo tiếng chuông mơ ngân vang, cảm giác về sự uy nghiêm của h́nh tượng kiến trúc như chia sẻ, ḥa ḿnh vào trời nước và màu xanh ẩn hiện của cây lá…, bạn sẽ có được những phút “rũ sạch nỗi u phiền để đạt đến sự thanh cao của tâm hồn”.

Tương truyền vào đời vua Lư Thánh Tông (năm 1049), khi ấy nhà vua tuổi đă cao nhưng chưa có con trai để nối dơi, nên thường đến các chùa cầu tự. Một đêm, vua nằm chiêm bao thấy Đức phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước h́nh vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa bé trai đưa cho nhà vua. Tỉnh dậy, vua bèn đem chuyện kể cho bầy tôi. Nghe xong, sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa như đă thấy trong mộng và cho các nhà sư đi chung quanh tụng kinh cầu để được sống lâu. Quả nhiên, ít lâu sau, hoàng hậu sinh được người con trai như mong muốn của nhà vua. Và ngôi chùa đó chính là chùa Một Cột ở quận Ba Đ́nh, Hà Nội ngày nay.

Theo tinh thần văn bia ḥa thượng, dựng Nam Thiên Nhất Trụ phải tuân thủ khuôn mẫu Thăng Long nhất trụ ở Hà Nội, năm 1958, ḥa thượng Thích Trí Dũng và các đệ tử của ḿnh đă lập nên chùa Một Cột ở miền Nam, gọi là Nam Thiên Nhất Trụ (tọa lạc tại đường Đặng Văn Bi, P. B́nh Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM). Xây dựng chùa này với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh cốt để các tín ngưỡng phương Nam chiêm ngưỡng lễ Phật, nhớ về cội nguồn tổ tiên, hun đúc hy vọng quốc thái dân an, quê hương hưng thịnh.

Chùa Một Cột ở miền Nam được xây dựng theo kiến trúc của các chùa chiền cổ ở miền Bắc, từ rui kèo, trính, xuyên, mái ngói... đến những đường nét hoa văn bài trí cũng như cách bố trí thờ phượng. Trụ chùa Một Cột đúc vĩnh cửu bằng xi măng cốt thép; mái lợp ngói uốn cong như chùa Một Cột Hà Nội, nhưng thấp và nhỏ hơn. Nh́n từ cổng tam quan, Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng nằm giữa ḷng hồ Long Nhăn (hồ Mắt Rồng) rập rờn hoa sen với diện tích mặt hồ khoảng hơn 600m2. Ngôi chùa được đặt trên một cột cao khoảng 12m. Trên mặt hồ, ngôi chùa vươn lên với ư niệm cao cả, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo nên không gian thanh tịnh.

Phía sau Nam Thiên Nhất Trụ là chánh điện, nhà Tú Ân, giảng đường và nhà lưu niệm. Ngoài ra, chùa c̣n có tượng Đức Địa Tạng đúc bằng 61kg kim loại quư, tượng Phật Di Đà đồ sộ, tượng Phật Thích Ca ngồi thiền dưới cội bồ đề... để du khách chiêm bái.

Trước đây, tiền nhân chúng ta chỉ tưởng tượng bông sen nở trong đầm mà h́nh thành một công tŕnh kiến trúc văn hóa hoàn mỹ, thể hiện khá linh hoạt giấc mơ đầy thi vị của một vị hoàng đế. Chùa Một Cột đă thành một biểu tượng khá rơ nét về nghệ thuật kiến trúc, về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Từ Một Cột đến Nam Thiên Nhất Trụ - một phiên bản dựng lên trong những ngày đất nước c̣n chia cắt như một nỗi hoài hương và khát vọng non sông thống nhất.

Đến đây, vừa tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa, vừa thả hồn theo tiếng chuông mơ ngân vang, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn ḿnh như lạc vào cơi thần thiên Phật pháp. Và với vẻ đẹp hấp dẫn ấy, hàng năm, Nam Thiên Nhất Trụ đă đón hàng trăm ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng và khám phá nét độc đáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Sài G̣n - Gia Định.


  Nguồn tin: Theo báo B́nh Dương



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Tháp bà Ponagar: Thánh địa của người Chăm





Tháp bà Ponagar

Nói đến Tháp Chàm, kiến trúc đặc sắc và tiêu biểu của dân tộc Chăm, người ta không chỉ nhớ về Mỹ Sơn (Quảng Nam) mà c̣n phải kể đến Nha Trang (Khánh Hoà). Ở đây có đền thờ bà Thiên y Thánh Mẫu, hay c̣n gọi là Tháp bà Ponagar. Trong dịp festival biển Nha Trang năm nay, Tháp bà Ponagar cũng là một điểm đến hấp dẫn của du khách. Bởi từ lâu, Tháp bà Ponagar đă được coi là thánh địa của người Chăm và là biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Chăm trong ḷng cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Sự gần gũi giữa văn hoá Chăm với văn hoá của người Việt hiện ra ngay từ cổng vào của Tháp bà Ponagar. 22 cột đá được xây theo đúng phong cách kiến trúc của dân tộc Chăm dùng làm nơi đặt lễ vật. Đây cũng là biểu tượng cho 10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh... và 12 địa chi: Tư, Sửu, Dần, Măo...

Theo ông Huỳnh Phước Liên, một người đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu văn hoá Chăm, sự gần gũi trong cách tư duy về tự nhiên, vũ trụ giữa dân tộc Chăm và các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đă giữ ǵn sự trường tồn của Tháp Chăm cho đến tận ngày nay. Những cột đá có thể bị thời gian huỷ hoại và phải tôn tạo, c̣n tín ngưỡng trong ḷng người th́ sống măi và ngày càng được bồi đắp.

Bà Thiên Y Thánh Mẫu đi vào ḷng dân tộc Việt Nam theo những truyền thuyết giản dị và gần gũi với cuộc sống. H́nh ảnh bà Thiên Y Thánh Mẫu giống với Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của người Việt. Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Người Việt, để tỏ ḷng tôn kính bà, đă khoác áo cho tượng. Tất cả những nghi thức thờ phụng và bài trí điện thờ đă được Việt hoá. Bà Thiên Y Thánh Mẫu đă trở thành bà mẹ chung trong tín ngưỡng của người Việt Nam.

Ông Liên cũng cho biết: "Việc người Việt thờ bà mẹ Thiên Y Thánh Mẫu đă chứng minh cho sức sống của văn hoá Chăm. Đó cũng là biểu tượng để đoàn kết cộng đồng người Chăm với dân tộc Việt Nam..."

Những bậc thềm và bức tường bằng đá ngày càng bóng lên, in dấu của những người ra vào hành lễ với ḷng tôn kính bà Thánh Mẫu. Ḷng tôn kính đó cũng là thể hiện sự ngưỡng vọng với tổ tiên dân tộc. Phía bên ngoài Tháp bà, không ít người không phải dân tộc Chăm vẫn đến đây lập bàn thờ, quanh năm tụng kinh để cầu cho quốc thái dân an, cuộc sống hoà b́nh và no ấm.


  Nguồn tin: VTV



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Chùa Tiêu - trung tâm Phật giáo xưa của Việt Nam





Nhà bia

Dọc quốc lộ 1A đường Hà Nội - Lạng Sơn, ai đă từng đi đâu, về đâu, nhưng chưa một lần đến văn cảnh chùa Tiêu th́ thật là đáng tiếc! Trở ngại về địa lư hay eo hẹp về thời gian, nhưng chỉ cần mạnh dạn một chút, quyết tâm vượt qua các ngại ngùng trong ḷng là có thể đến được chùa Tiêu.

Chùa Tiêu có tên là chùa Thiên Tâm c̣n gọi là Tiêu Sơn tự, chùa nằm trên lưng chừng núi Tiêu. Nay thuộc xă Tương Giang - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh. Chùa Tiêu là một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam.

Những công tŕnh c̣n lại của chùa Thiên Tâm (chùa Tiêu) hiện nay là sản phẩm kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ và chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km mà thôi.

Từ xưa, ở đây, núi bắc, sông nam sơn thủy hữu t́nh, con sông Tiêu Tương chảy qua bây giờ đă biến thành đồng ruộng, làng mạc trù phú. Dấu ấn một thời chỉ c̣n lại là một cái hồ sen dưới chân núi trước cửa chùa.

Theo bước chân du khách về chốn này, dưới bóng cây xanh mát rượi, ta bước lên từng bậc gạch. Ta đang lần t́m đến nơi phát tích của một triều đại phát triển toàn diện và một quốc gia phong kiến độc lập: triều nhà Lư.

Trước mắt ta, trên sân lữ khách dừng chân, cũng là đường dẫn đến chùa chính nhà thờ tổ, hiển hiện một nhà bia mới dựng. Thành kính thắp nén hương, trân trọng xem câu đối trên cột nhà bia viết bằng chữ Hán:

"Lư gia linh tích tồn bi kỷ
Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử truyền"


(Dẫu thiêng nhà Lư c̣n bia tạc
Danh thắng non tiên có sử truyền).

Mặt chính của tấm bia khắc chữ Hán Nôm:

"Lư gia linh thạch". Mặt sau bia quay vào phía núi khắc chữ Hán nhỏ. Theo ông Nguyễn Công Nha người làng Đ́nh Bảng tạm dịch như sau:

"Chùa Thiên Tâm có Lư Vạn Hạnh (là người trụ tŕ tăng viện người làng Cổ Pháp (nay thuộc làng Đ́nh Bảng - huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh). Đặc biệt, sườn đông bên tả ngạn sông Tiêu Tương có bà Phạm Mẫu người ở Hoa Lâm, lên chùa đèn nhang gặp người thần ngẫu nhiên có thai, rồi sinh ra Lư Công Uẩn tại tam quan chùa ứng Tâm hương cổ pháp c̣n gọi là chùa Dân thuộc xă Đ́nh Bảng ngày nay...".

Trong Đại Việt sử kư toàn thư có ghi việc này:

"Thái tổ Hoàng đế họ Lư, tên húy là Công Uẩn người châu Cổ Pháp. Mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần... Có chửa sinh vua ngày 12/2 năm Giáp Tuất, niên hiệu thái b́nh năm thứ năm (974) thời Đinh. Mới ba tuổi... Sư Khánh Văn nhận làm con nuôi, bé đă thông minh vẻ người tuấn tú khác thường, lúc nhỏ đi học nhà sư Vạn Hạnh thấy khen rằng "đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy cơ, gỡ rối làm bực minh chủ trong thiên hạ".

Nói về chùa Tiêu là nói đến Thiền sư Vạn Hạnh. Bởi lẽ chùa Tiêu là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ tŕ.

Thiền sư Vạn Hạnh là một con người tài năng: về đạo th́ "linh thông tam pháp cửu lưu" c̣n binh pháp th́ thuộc ḷng binh pháp của Tôn Tử "Vũ".

Do có công lao cố vấn cho triều tiền Lê và Lư, Thiền sư Vạn Hạnh được suy tôn là quốc sư, hiện nay trong chùa Tiêu c̣n bài vị thờ sư tổ: "Lư triều tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh vị".

Nghe các cụ Đ́nh Bảng kể rằng: Thiền sư Vạn Hạnh sinh ra trong một gia đ́nh đại thế tộc, nhiều đời làm quan. Gặp thời loạn thập nhị sứ quân không biết đâu chính, đâu tà đành thành tâm tu luyện đợi thời cơ xoay chuyển thế cuộc. Sư Lư Khánh Văn, sư Lư Vạn Hạnh là hai anh em ruột. Lư Khánh Văn có công nuôi dưỡng. Lư Vạn Hạnh có công dạy dỗ đào tạo và huấn luyện người "lănh đạo" quốc gia. Họ đều là những cao tăng có kiến thức uyên bác. Năm 1018 Thiền sư Vạn Hạnh không ốm đau bệnh tật ǵ mà mất, người thời ấy đă truyền lại rằng ngài đă hóa thân.

Vào thập kỷ 90, nhân dân xă Tương Giang, nhà chùa Tiêu Sơn và những người hảo tâm đă đóng góp công sức xây dựng tượng Thiền sư Vạn Hạnh trong tư thế thiền sừng sững giữa đỉnh Tiêu Sơn.

Cảnh đấy, người đây đă tạo cảnh quan xứ này thêm trang trọng và bề thế.

Đến thăm chùa Tiêu, đọc lại 10 điều tâm niệm của người xưa, để tưởng nhớ suy ngẫm, học hỏi những ǵ tốt đẹp về đạo đức lẽ sống, cách làm người, âu cũng là để cho ḷng ta thanh thản, cho trí óc ta trong sáng hơn. Đồng thời ta cũng biết thêm một di tích lịch sử và nghệ thuật được Nhà nước công nhận.



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Tháp Vĩnh Hưng






Tháp Vĩnh Hưng là một di tích kiến trúc cổ được xây dựng tại ấp Trung Hưng I, xă Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Theo sự khảo sát của các nhà khảo cổ Pháp vào những năm đầu thế kỷ 20 th́ Tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, Tháp được xây dựng lên để thờ một vị vua Khmer có tên là Yacovar - Man.

Tháp được xây dựng trên một diện tích hơn 1.000 m2. B́nh diện chân tháp h́nh chữ nhật với hai cạnh là 5,6 m và 6,9 m, chiều cao của Tháp c̣n lại 8,2 m (đỉnh Tháp đă bị sập), cửa Tháp quay về hướng Tây. Toàn bộ ngôi Tháp được xây dựng bằng gạch, chúng được kết dính với nhau bằng một loại keo (có giả thuyết cho rằng keo này được làm từ thực vật).

Những lần khảo sát và thăm ḍ các nhà khảo cổ đă t́m thấy những mảnh gốm thuộc nền văn hóa Óc Eo và những tượng đồng - đặc biệt có tượng bốn mặt. Nhưng lư thú hơn cả là lần khai quật gần đây nhất (3/2002) các nhà khảo cổ đă phát hiện nhiều tượng đồng đặc biệt quí hiếm, bên cạnh đó c̣n có những tấm ngói c̣n nguyên vẹn hoa văn. Mặc dù chưa công bố kết quả nhưng những bức tượng ấy các bạn khó t́m thấy ở đâu đó được cho dù trong những quyển sách nói về tượng cổ.

Di tích này đă được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1992 và dự án trùng tu, tôn tạo di tích này đă được bắt đầu thực hiện. Dự án ấy đă được mở đầu bằng cuộc khai quật đầu năm 2002 và sẽ kết thúc dự án bằng pḥng trưng bày các hiện vật, tư liệu liên quan đến Tháp cổ này.


  Nguồn tin: Sai



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Chùa Láng






Chùa nằm sâu trong phố mang tên chính ngôi chùa: phố Chùa Láng. Chùa nằm trên đất Láng thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, nguyên là đất trại Yên Lăng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận xưa, ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Nguyễn Thị Loan.

Chùa c̣n có tên khác là Chùa Cả và tên chữ của chùa là Chiêu Thiền Tự. Chùa c̣n được tạo dựng từ thời vua Lư Thần Tông (1128 - 1138).

Xa xưa tương truyền, thời Lư có nhà sư Từ Đạo Hạnh tu đắc đạo, pháp thuật cao, hoá kiếp tại chùa Thầy, được Đại Điện giúp đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu (em ruột Lư Nhân Tông). Vua Lư Nhân Tông không có con trai nên khi về già lập con trai của Sùng Hiền Hầu tức Từ Đạo Thành làm thái tử, sau này là vua Lư Thần Tông (kiếp sau của Từ Đạo Hạnh). Khi cha mất, Lư Anh Tông (con Lư Thần Tông) đă xây chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha (Lư Thần Tông) và Từ Đạo Hạnh. Như vậy, chùa được xây dựng từ thế kỷ XII. Sau Lư Thần Tông mắc bệnh mọc lông, ra vuốt sắc gầm hét như hổ dữ, nhờ có vị cao tăng Lư Quốc Sư (tên thật là Nguyễn Chí Thành) vốn là bạn cũ chữa cho khỏi bệnh. Nguyễn Chí Thành được vua phong là Lư Quốc Sư thờ ở nơi tịnh xá là nền chùa Lư Quốc Sư (số nhà 50 phố Lư Quốc Sư hiện nay).

Bước qua cổng chùa tới một sân rộng, giữa sân có đập đá vuông là nơi chống đón rước kiệu thánh ngày hội. Chùa không khói hương nghi ngút, không náo nhiệt người ra kẻ vào, không chỉ những ngày thường mà cả ngày lễ cũng rất tĩnh lặng.

Khi bước vào, ta thấy cảnh quan, địa thế nơi đây đă tạo nên một ngôi chùa với không gian thoáng đăng, hài hoà. Mọi kiến trúc đều rất cân đối trông vừa sống động nhưng vẫn không làm mất đi vẻ cổ kính của nó. Quanh chùa là ruộng vườn, khắp nơi tràn ngập cây cối. Không khí trong sạch, không một chút bụi trần làm ta dường như quên đi những tiếng ồn ă, náo nhiệt của phố phường.

Trong chùa gồm: 3 lớp tam quan, đường thần đạo, nhà bát giác, hai dăy dải vũ, chùa chính (tiền đường, trung đường, thiệu hương, thượng điện), nhà chuông, nhà khách, nhà thờ tổ, thờ mẫu và vườn tháp mộ.

Hai bên bậc thềm dẫn lên tiền đường có đôi rồng đá uốn khúc độc đáo. Trên tấm bia đá lập năm 1656 có chạm nổi h́nh hai tiên nữ đang dang đôi cánh dướn bay lên trời.

Ngoài các tượng phật, trong chùa c̣n có các tượng vua Lư Thần Tông, Từ Đạo Hạnh.

Chùa mang nhiều dấu ấn lịch sử với lối kiến trúc độc đáo mang lại giá trị nghệ thuật cao và đă được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá của dân tộc.


  Nguồn tin: Hà Nội Mới 



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

 


Đền thờ Tản Viên trên núi Ba V́


Đền Trung nằm ở lưng chừng núi phía tây Ba V́, xấp xỉ cốt 600m. Cuốn ngọc phả sự tích Đức Thánh Tản lưu ở Đông cung đền và do Quản giám bách thần Nguyễn Hiên sao lại năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) cho biết thoạt kỳ thuỷ đền Trung là nơi dựng đền thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Truyền rằng bà Ma Thị đă lập di chúc giao lại toàn bộ đất đai ở vùng núi và chân núi Ba V́ cho con nuôi là Tản Viên và Tản Viên có trách nhiệm lập đền thờ hương hoả bà.

Hiện nay, có đường mới mở qua xóm Lặt bám theo sườn núi Suối Cái để lên đền. Tương truyền đền được xây dựng ở thời Lư sau khi xây xong đền Thượng, dưới thời Nguyễn, triều vua Minh Mạng, tổng đốc Nguyễn Đăng Giai cho trùng tu. Hiện trạng khu di tích bị xuống cấp ngiêm trọng, một số hạng mục bị huỷ hoại.

Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa đền trông hướng tây, đối diện là núi chàng Rể, nh́n hút theo thung thấy ḍng sông Đà như một dải lụa trắng vắt ngang, bên trái có suối Đền, bên phải có suối Tiên, cả hai suối ấy lấy nước từ núi Tản đổ xuống khe sau là suối Cái. Từ đền Trung du khách phóng tầm mắt nh́n sang bên kia sông Đà thấy xanh mờ núi Lưỡi Hái, chân núi là đất xă Trung Nghĩa (tỉnh Phú Thọ) có đền Mẫu thờ mẹ Tản Viên, bà Đinh Thị Đen, ở làng Lăng Xương.

Đền Trung kiến trúc kiểu chữ Tam, phỏng quẻ Càn, trong kinh Dịch, biểu tượng của sự vững bền, tương tự kiểu kiến trúc ở đền Và (xă Trung Hưng, TX Sơn Tây). Hậu cung đặt 3 pho tượng Tam vị Đức Thánh Tản, chính giữa tượng Tản Viên, tả hữu là tượng hai anh em con ông chú Tản Viên, Tung cung, gian giữa bài trí tượng 4 vị quan ở tư thế đứng mũ áo, cân đai chỉnh tề, mỗi bên 2 vị trông mặt vào nhau, biểu tượng 4 vị đại thần trấn ở bốn cung đông - nam - đoài - bắc. Trước trung cung là nhà tiên tế 5 gian c̣n lưu dấu tích hai bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đền Trung.

Nằm ở bên phải đền Trung là dăy nhà 3 gian, tên gọi đền Lang, hay đền Lang Mẫu. Xưa kia đền Lang Mẫu bên trong đặt ngai thờ bà Ma Thị, dân địa phương gọi là bà Bùi, Trong đền c̣n đặt một cỗ quan tài gỗ sơn son, trên mặt để gương, lược, tục truyền đó là kỷ vật của bà Ma Thị. Điều lư thú là với tên gọi đền Lang và tục gọi bà Ma Thị là bà Bùi V́, mẹ nuôi Đức Thánh Tản Viên là một người Mường. Phải chăng từ Ma đó là một từ Hán Việt để ghi âm một từ Mường có nghĩa là người (Moil) mà dân Mường vẫn gọi là cụ Moil nhà tôi. C̣n từ Bùi th́ theo nhà nghiên cứu dân tộc học Từ Chi th́ "Đáng lưu ư là" người (ở trong) Mường "không có tộc danh, nói cho sát hơn là chung nhau một tộc danh Bùi dù từng người thuộc tông tộc nào" như vậy, Bùi, thực ra không c̣n là tộc danh, mà vô h́nh trung đă trở thành tên chỉ "đẳng cấp" "bị trị".

Trước cửa đền Lang là một nhà ngang thờ Phật, chắc là chỉ mới được xây dựng sau này để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tín đồ đạo phật khi họ đến đền Trung. Dưới chân đền Trung từ hướng hai cột đồng trụ trông ra, ở một thế đất thấp là một đèn nhỏ thời Thái Bạch Thần Tinh, một vị tiên trên trời, như thần phả ghi, đă dạy Thánh Tản phép tu tiên và cho thần chiếc gậy đầu sinh đầu tử. Gần đó xuất hiện bàn thờ lộ thiên thờ chúa sơn lâm (5 con hổ), loại vật oai linh ở núi Ba V́.

Ngang độ cao với nhà tiên tế của đền Trung, phía trái, là dẫy nhà ba gian có tên gọi là đền thờ Tả Quan. Trong mùa điền dă năm 1995, lấy tư liệu viết bài Sắc thái văn hoá Mường Ba V́, chúng tôi đă gặp nhiều cụ ở địa phương mà không cắt nghĩa nổi vị thần thờ ở đền Tả Quan trong cụm di tích đền Trung là ai?

Hơn một năm sau, tháng 10-1996, trong chuyến điền dă về xă Thuần Mĩ t́nh cờ chúng tôi được đọc tài liệu quốc ngữ dịch từ một ngọc phả chữ Hán và một văn bản Nôm hiện lưu giữ trong gia đ́nh ông Đỗ Văn Kư ở thôn Ṭng Bạt, xă Thái Bạt (Ba V́) do ông chủ tịch UBND xă Thuần Mĩ quản lư. Chính nhờ vào tư liệu này đă soi sáng cho chúng tôi một vấn đề lư thú là vị Tả Quan ở đền Trung chính là Nguyễn Hiển, em con ông chú của Tản Viên.

Ngọc phả kể rằng, sau khi trở về trị v́ vùng núi Tản sông Đà, Tản Viên - Sơn Tinh có cắt cử ông Nguyễn Hiển cai quản vùng đất bên tả ngạn sông Đà (vùng Tam Nông tỉnh Phú Thọ). Nguyễn Sùng cai quản vùng đất hữu ngạn sông Đà. Gặp khi Hùng Vương dựng lều kén rể, Sơn Tinh đă đưa lễ vật trước nên vua Hùng thuận lời cho chàng rước nàng Ngọc Hoa về núi Tản. Thuỷ Tinh do mang lễ vật đến sau, không lấy được Ngọc Hoa, chàng nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh ở núi Ba V́ mưu cướp lại nàng Ngọc Hoa. Tản Viên sai các tướng lĩnh chống lại.

Bấy giờ Nguyễn Hiển đóng quân ở băi Đồn, một băi nổi giữa ḍng sông Hồng thuộc địa phận ấp Lương Tuyền, nay là xă Thuần Mĩ, huyện Ba V́. Thần đă sai dân chúng lấy lá bà ha (một loại lá cây có nhựa độc) giă ra thả xuống ḍng sông Đà làm cho thuỷ tộc bị say, sau đó bơi các chiến thuyền ra chém quân Thuỷ Tinh. Nguyễn Hiển đă chém chết thủ tướng thủy tộc là một thuồng luồng lớn. Khi thuồng luồng bị giết th́ vang lên một tiếng sám to, mưa gió ngớt dần, bầu trời trong xanh trở lại. Chính nhờ chiến công đó, dân chúng hai bên bờ sông Đà thuộc Hà Tây và Phú Thọ từ núi Chẹ Đùng đến Trung Hà nhiều làng lập đền thờ Nguyễn Hiển. Vợ Nguyễn Hiển là Phương Dung công chúa, hay c̣n gọi là Ngọc Dung công chúa cũng được thờ phụng ở nhiều nơi trong vùng. Đền thờ chính Nguyễn Hiển là làng Đoan Hạ (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) bên tả ngạn sông Đà. Công chúa Phương Dung, vợ thần, chính cung thờ ở Rừng Cấm thuộc xă Thuần Mĩ gần băi đồn. Ở đ́nh thôn Vô Khuy, xă Cẩm Lĩnh, gian chính cung thờ Tam vị Đức Thánh Tản, c̣n gian cạnh bên trái đặt ngai thờ tả quan Nguyễn Hiển, vua phong tên chữ là Quư Minh đại vương.

Như vậy, ở đền Trung ngoài việc thờ Tam Vị Đức Thánh Tản th́ trong tâm thức người xưa đă lập những nơi thờ riêng liên quan đến sự ích của từng vị thần như bà Ma Thị, Tả quan Nguyễn Hiển, Thái Bạch thần tinh với các bài trí miêu tả như trên đă làm cho khu đền Trung trở thành quần thể di tích thờ Thánh Tản phong phú các vị thần nhất so với di tích thờ Tản Viên ở trong vùng và được hiện diện trên quy mô vừa rộng lại vừa ở một vị thế đẹp phía Tây núi Ba V́. Rơ ràng truyền thuyết Sơn Tinh đă được mô phỏng sinh động thông qua một quần thể di sản vật chất quư hiếm.


  Nguồn tin: Hà Nội mới



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:

Chùa Hương Hồng Lĩnh - đi từ huyền thoại


Hà Tây quê tôi cũng có Chùa Hương, Hà Tĩnh cũng có chùa Hương, người Hà Tây th́ cho rằng Chủa Hương tỉnh mính có trước. Người Hà Tĩnh th́ cũng nói vậy. Khó có thể xác định được đâu là nơi có trước, đâu  có sau. Nhưng xem cái không khí mà cộng đồng tham gia lễ hội th́ Chủa Hương ở Hà Tây mới thực là nơi hành hương dường như quan trong hơn nhiều trong tiềm thức cộng đồng. Vậy th́ có trước có sau phỏng nên nhiều lời? Tôi là người Hà Tây, không phải v́ thế mà bênh vực. Hà Tĩnh cũng là mảnh đất tôi từng đi qua và dừng chân. Cảnh trí nơi đây thật tuyệt. Nhưng Chủa Hương th́ chưa một lần ghé thăm.Xin trích đoạn nói về Chùa Hương ở Hà TĨnh trong tạp chí du lịch.


"Hà Tĩnh có dăy núi Hồng Lĩnh phong cảnh tuyệt đẹp, đă đi vào lịch sử cũng như đi vào thơ ca của đất nước suốt ngàn năm qua. Ngày nay, ai có dịp đi Nam hay về Bắc đều qua và được ngắm dải núi hùng vĩ uốn lượn bên ḍng sông La thơ mộng, rồi bật lên câu hát mà những năm đánh Mỹ ai cũng thuộc "Hồng Lĩnh ơi, đỉnh cao mây vờn…". Và đúng ở nơi mây vờn hương phủ ấy, có ngôi chùa linh thiêng Hương Tích.

Từ phía Hà Nội vào, đi qua thị xă Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chừng 7km th́ tới địa phận của xă Thiên Lộc - huyện Can Lộc. Ở đây có đường rẽ trái vào chân núi Ngàn Hống (tức núi Hồng Lĩnh), tới gần chân núi du khách có thể thả bộ hoặc xuống thuyền đi trên ḷng hồ để đến chân núi Ông Th́n. Từ đây, leo lên chừng 2km sẽ đến ngôi miếu để lễ tŕnh trước khi lên chùa dâng lễ, trước mặt miếu là khe nước Hương Tuyền (khe nước có mùi thơm). Từ khe Đá Bạc leo lên chùa đường đá mấp mô, có đoạn phải níu cành cây, vịn vào mỏm đá mà đánh đu, phong cảnh đúng như câu thơ mà Nguyễn Nghiễm viết từ thế kỷ 18: "Níu đá vin cây tới đỉnh chùa". Qua miếu Tŕnh khoảng 1km th́ tới núi Voi đá phục, tới đây du khách đă được thấy toàn cảnh bức tranh tiên của quần thể di tích này. Qua núi Voi đá phục th́ đến chợ Trời (nơi trao đổi hàng hoá của các vị Tiên Phật ngày xưa). Chợ Trời bằng phẳng có chiều dài 30m, rộng 20m, từ cổng chợ tới chùa có trục đường đá qua nhiều lớp bậc đá xếp khác nhau là tới Vườn Chùa. Ở giữa nhà Thánh Mẫu và nhà Trang Vương có Am Thánh Mẫu linh thiêng nổi tiếng, truyền thuyết kể lại rằng: "Chúa Trịnh lên chùa đi lễ, vào am cầu tự mới sinh được thế tử, nên hàng năm Chúa thường vào chùa (hoặc cho người vào) để tạ ơn Phật Tổ. Sau thấy phong cảnh núi rừng Hương Sơn ở Hà Tây đẹp và giống như phong cảnh chùa Hương Tích, lại gần kinh đô Thăng Long hơn, nên Chúa cho xây dựng chùa Hương ở Hà Tây và đặt tên theo chùa thật là Hương Tích, để hàng năm đi lễ cho gần". Chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ 13, có thể được xây dựng đồng thời với chùa Yên Tử ở Quảng Ninh. Chùa Hương ở đây được gọi là: "Ái châu đệ nhất danh lam" - Nơi có bức thành đá và Đài Trang Vương 99 bậc ghép bằng đá, có hang động sâu thẳm, có ao trời mênh mông, có suối ngọc, có hồ Tiên trong veo…

Có truyền thuyết rằng Đức Diệu Thiện, công chúa út của Sở Trang Vương bị vua cha ép gả cho một quan vơ để làm chỗ dựa khi về già. Thấy hắn là kẻ độc ác nàng không tuân theo nên bị vua cha ruồng rẫy. Phẫn chí nàng đă đi tu. Viên quan vơ được vua sai đi trừng trị nàng. Hắn phóng hỏa đốt chùa nhưng Diệu Thiện và các tăng ni đều được Phật che chở cứu thoát. Phật lại sai Bạch Hổ đưa nàng sang nước Việt Thường. Đến trước một hang núi mà ngày nay là dăy Hồng Lĩnh, nàng đă ở lại dựng am tu hành. Chẳng bao lâu nàng nổi tiếng là vị ni cô từ bi bác ái. Giữa lúc ấy Trang Vương bị bệnh nặng, phải có tṛng mắt và cánh tay của một người con gái tự nguyện dâng hiến mới khỏi. Hai người chị gái không ai chịu hy sinh thân ḿnh cứu cha. Nghe tiếng ni cô ở Việt Thường, vua sai người sang cầu cứu. Diệu Thiện biết cha ḿnh là kẻ độc ác nhưng do độ lượng, từ bi, sẵn sàng cứu vớt chúng sinh, nàng đă vui ḷng móc mắt, chặt cánh tay ḿnh dâng cho cha. Phật cảm v́ tấm ḷng của Diệu Thiện bèn hóa phép cho mắt nàng được sáng lại, tay nàng mọc trở lại. Tu hành đắc dạo, sau khi viên tịch, nàng Diệu Thiện trở thành Phật Quan Âm… Trải qua những biến thiên của lịch sử, chùa Hương - Hồng Lĩnh có nhiều đổi thay. Năm Ất Dậu (1885), chùa bị hỏa hoạn tàn phá lặng nề, phật phả, bi kư của chùa không c̣n do đó chúng ta khó biết chính xác năm tháng xây dựng chùa, các nhà tu hành đầu tiên và các thời kỳ tiếp theo. Song qua một số hiện vật trong chùa như gạch chỉ có hoa văn đời Trần, di vật đất nung, quả chuông lớn đúc đời nhà Lê, một số bài thơ của các danh sĩ thế kỷ 18, 19 vịnh chùa, chúng ta có thể biết chùa Hương - Hồng Lĩnh được xây dựng từ đời Trần, có thể cùng thời với chùa Yên Tử ở Quảng Ninh (thế kỷ 13). C̣n theo “Hương Sơn Thiên Trù thiên phả” th́ chùa Hương Tích ở Hà Tây được xây dựng vào cuối niên hiệu Chính Ḥa (1680 – 1704) đời vua Lê Hy Tôn. Phải chăng v́ thế mà dân gian lưu truyền rằng, có một chúa Trịnh, nghe tiếng chùa Hương Tích ở Hoan Châu rất linh thiêng, mới vào cầu tự, về sinh được thế tử. Hàng năm, chúa sai người vào làm lễ tạ ơn Phật Quan Âm. Sau thấy vùng Hương Sơn - Hà Tây phong cảnh đẹp lại gần kinh đô nên cho xây dựng chùa để tiện đi về lễ Phật. V́ vậy chùa Hương - ở Hà Tây cũng gọi theo tên chùa chính ở Hồng Lĩnh - Hương Tích tự.

Lưu Công Đạo năm 1811 đă mô tả chùa Hương Tích trong “Thiên Lộc huyện phong thổ chí” như sau: 'Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương... Người ta lấy đá xây thành am, trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng... một dăy suối xanh, sóng tùng vạn khoảnh, theo bậc đá đi lên, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.

Thắng cảnh chùa Hương từ xưa đă được nhiều danh nhân các bậc tao nhân mặc khách biết đến, đă trở thành đề tài văn học, đă đi vào thơ ca. Giữa thế kỷ 15, Thái Thuận là phó nguyên súy Tao đàn nhị thập bát tú đă có bài thơ “Nhớ chùa Hương”: “Bỗng nhớ chùa Hương Tích / Khe suối đá gập ghềnh / Dấu Quan Âm ẩn náu / Am Thánh mẫu tu hành/ Biết ǵ ngoài mây rủ / Muôn thuở tiếng Hoan Châu.” C̣n La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, một danh nhân của thế kỷ 18 cũng đă viết: “Đời nhà Trần xây chùa Hương Tích / Cảnh Hồng Sơn thanh tịch là đây”.

“Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích” (đền Đô Đài thờ Bùi Cẩm Hổ, một danh nhân thế kỷ 15 quê ở xă Đậu Liêu, thị xă Hồng Lĩnh). Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc đi khoảng 5km về hướng đông th́ tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây du khách đi bộ ven triền núi đến Linh Sơn miếu hoặc xuống thuyền đi trên ḷng hồ khoảng 1,5km sau đó tới miếu cô, nơi du khách dừng chân lễ tŕnh trước khi lên chùa. Qua miếu Cô đường lên chùa quanh co theo ḍng suối chảy róc rách, nhiều đoạn gần như dốc đứng với hàng ngh́n bậc đá, phải “níu đá vin cây” (chữ của Nguyễn Nghiễm) mà đi trong tiếng gió ngàn vi vút thông reo. Qua chợ âm là đến chùa, gồm nhà bái đường và thượng điện. Trong vườn chùa có thông cổ, bồ đề, trúc, mai. Bên phải thượng điện là đền Thánh Mẫu, kề bên có B́nh Thiên, Hàn Lâm Sở, tượng hổ nằm chầu. Phía sau đền Thánh Mẫu là am Quan Âm (am Phật Bà) được xây theo h́nh dáng búp sen. Sau lưng am, lên đỉnh núi là nền Trang Vương. Các công tŕnh kiến trúc hiện nay được xây dựng, tôn tạo lại vào năm Thành Thái thứ 13 (1917) mang dáng dấp kiến trúc đầu thế kỷ 20. Trong bầu không khí linh thiêng, tiết xuân mát trong tinh khiết, từng bước, từng bước du khách cứ ngỡ như đang đi vào một miền cổ tích, chốn bồng lai tiên cảnh."  Nguồn tin: Tạp chí Du lịch




-- Edited by Hoang Thang at 16:07, 2005-06-08

__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
RE: NHỮNG NGÔI CHÙA, Đ̀NH ĐỘC ĐÁO





Chùa Dâu - Nơi khởi nguồn đạo Phật VN (31/8/2005)







Chùa Dâu

Chùa Dâu, được xây dựng ở cổ thành Luy Lâu từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, là ngôi chùa cổ nhất và là nơi khởi nguồn của đạo Phật VN.


Chùa nằm phía nam cổ thành Luy Lâu, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ (nay thuộc thôn Khương Tự, xă Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm và cấy lúa nước nên dân gian xưa gọi là vùng dâu hoặc Kẻ Dâu. Ban đầu chùa có tên là Pháp Vân Tự. Theo sự tích dân gian, Man Nương vào tu tại chùa Linh Quang (thuộc huyện Tiên Sơn ngày nay) từ năm 12 tuổi. Một hôm Man Nương đang nằm ngủ, nhà sư Khâu Đà La người Tây Trúc (Ấn Độ) vô t́nh bước ngang qua người. Bà Man Nương có mang, sau 14 tháng th́ sinh ra một cô con gái. Trước khi về Tây Trúc sư Khâu Đà La đă trao cho Man Nương một cây gậy tầm xích dặn là khi nào hạn hán mang ra cắm xuống đất sẽ cứu được mọi sinh linh và niệm chú gửi bé gái vào một hốc cây dâu bên bờ sông Thiên Đức. Sau khi sư về Tây Trúc, hạn hán kéo dài ba năm. Man Nương liền dùng gậy tầm xích cắm xuống đất tạo ra mưa. Cây dâu bị đổ trôi về thành Luy Lâu và trôi vào bờ khi nghe tiếng bà Man Nương gọi. Man Nương cho xẻ tạc cây thành bốn tượng Phật gọi là tứ pháp, đặt phật hiệu là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho mây, mưa, sấm, chớp. Khi tạc đến khúc giữa, những người thợ gặp phải ḥn đá bèn ném xuống sông. Ban đêm, ḷng sông sáng rực lên. Th́ ra đó là người con gái của Khâu Đà La gửi vào cây dâu đă hóa đá. Ḥn đá nhảy vào thuyền bà Man Nương và được bà đưa lên thờ, gọi là đức Thạch Quang (đá tỏa sáng). Man Nương sau được tôn là Phật mẫu, tu ở chùa Tổ (Măn xá), c̣n tứ pháp được thờ ở bốn chùa khác nhau trong cùng một khu vực. Pháp Vân Tự-Chùa Dâu là nơi tu hành đắc đạo của nhiều vị cao tăng nổi tiếng. Với ư nghĩa là một Trung tâm Phật giáo từ đầu Công nguyên, nơi đây đă đào tạo 500 vị tăng ni, dịch 15 bộ kinh phật và xây dựng hàng chục bảo tháp uy nghiêm.
Nhiều vị cao tăng nổi tiếng đă đến đây trụ tŕ như Mâu Bát, T́ Ni Da Lưu Chi, Khang Tăng Hội, Pháp Hiền. Chùa Dâu được coi là một ngôi chùa rất thiêng nên c̣n được gọi là chùa Diên Ứng (diên là câu, ứng là hiệu, tức cầu ǵ được nấy). Các đời vua của các triều đại xa xưa đă từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo (cầu mưa cầu gió). Vua Lư Thánh Tông cũng đă về chùa cầu tự, khi đi thuyền trên sông đă gặp nguyên phi Ỷ Lan. Chùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa từ thế kỷ 17-18, thời Hậu Lê. Chùa chính được bố cục theo kiểu "nội công ngoại quốc", nằm trong khuôn viên h́nh chữ nhật 30x70 m, bao gồm tiền đường, tháp Ḥa Phong, tả trường lang, hữu trường lang, đại bái đường, Phật điện, cung cấm, hậu đường, Thạch Quang am.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Dâu và hội Dâu vẫn luôn là điểm đến của Phật tử cả nước. Du khách đến với chùa Dâu như về với cội nguồn của đạo Phật nước Nam, để cầu khẩn một sự b́nh yên trong tâm hồn như cái tên b́nh dị, mộc mạc của ngôi chùa cổ trên đất Bắc Ninh.


TTXVN-LĐ



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:




Chùa cổ Vơng La (28/8/2005)








Chùa cổ Vơng La c̣n gọi chùa Chài, chùa Ba, tên chữ là "Bạch Sam Tự", thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, là di tích kiến trúc, đồng thời là một di tích cách mạng giàu ư nghĩa.



Trước Cách mạng Tháng 8-1945, Vơng La được chọn làm một địa điểm ATK của Đảng. Cây gạo và ngọn tháp cạnh chùa đă thành cột mốc chỉ đường cho cán bộ ta đi đi về về hoạt động, và là nơi ta đặt ḥm thư bí mật. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ hoạt động địch hậu, v́ có căn hầm bí mật ở dưới tượng Sư Tổ.

Chùa Vơng La được nhân dân ba xă thuộc tổng Vơng La thời trước xây dựng vào thế kỷ 17, trên thế đất đẹp bên sông Hồng. Khuôn viên chùa trước đây cây cối tươi tốt, rậm rạp như một cánh rừng yên tĩnh. Sư Tổ của chùa giỏi y thuật, từng chữa khỏi bệnh cho thái hậu một chúa Trịnh, nên được phong là "Thánh tổ đề tôn". Khi ngài hóa, dân các làng tạc tượng đá ngồi trên đài sen, thờ trong gian tổ. Ngôi chùa đẹp mang dấu ấn kiến trúc - nghệ thuật thời Lê này đă bị giặc Pháp phá hoại. Dân làng phải trùng tu nhiều kiến trúc.  

Chùa chính được xây cất theo lối chữ đinh, gồm bảy gian tiền đường nối với ba gian thiêu hương và thượng điện. Tiền đường xây các bệ đặt các tượng Đức Ông, Thánh Tăng và hai hộ pháp. Hậu cung được xây bậc cao dần, đặt các tượng Tam Thế, A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, cùng ṭa Cửu Long với Phật Thích Ca sơ sinh. Sau chùa có điện thờ Mẫu, thờ Tổ và nhà hậu, kế bên là nhà tăng, khu phụ. Chùa c̣n giữ được 14 bia đá, phần lớn được tạc vào thời Nguyễn. Một số bia tạc vào thời Lê, khá tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trang trí thế kỷ 17 - 18, đồng thời chứa nhiều tư liệu giá trị.  

Chùa Vơng La hiện c̣n 24 pho tượng Phật, phần lớn tạc bằng gỗ, một số ít bằng đá, đất. Thú vị là có hai pho tượng phù điêu tạc theo phong cách văn hóa Chàm, phản ánh sự giao lưu văn hóa các vùng miền nước ta thời trước. Chùa Vơng La được chính quyền và nhân dân địa phương giữ ǵn, tô điểm, những tiết rằm, mồng một hằng tháng đông đảo nhân dân trong vùng đến dâng hương lễ Phật và khách thăm đến ngoạn cảnh.



T.Dung - HNM



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com


Dai tá

Status: Offline
Posts: 375
Date:
RE: NND&CDD





Đ́nh Ích Vịnh và 3 Đại Vương (30/6/2005)







Đ́nh ÍchVịnh mới được nhân dân sửa chữa lại.

Làng Ích Vịnh, xă Phương Đ́nh (Đan Phượng) có ngôi đ́nh cổ thờ Thành hoàng làng đă có từ xa xưa. Ngôi đ́nh tọa lạc trên mảnh đất thoáng đăng ở đầu làng. Trong đ́nh có bài vị thần hiệu của tam vị nhiên thần, nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng, từ thế kỷ thứ VI.



Hiện trong đ́nh c̣n lưu giữ bản “Sự tích thần linh” do Hàn Lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Nhâm Thân 1572 cùng với 6 đạo sắc phong từ đời vua Tự Đức (1852) đến đời vua Khải Định thứ 9 (1924) phong sắc. Theo nội dung của thần phả, các vị thần được thờ đều gắn bó mật thiết với cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đó là Quư Minh Đại vương, là em út của Tản Viên Sơn thánh; thứ hai là Thủy giang Hoàng Hiệp, c̣n gọi là Thần sông nước; vị thần thứ 3 là Mộc lạc Đại vương, chính là Thần cây cối. Những vị thần bảo trợ cho nhân dân cuộc sống no ấm.

Về công trạng của Quư Minh Đại vương, bản thần tích ghi rằng: Hùng Duệ vương khi đă cao tuổi, bị quân nhà Thục từ Ai Lao tiến đánh, định cướp ngôi. Ba anh em Sơn thánh vâng lệnh nhà vua, quyết phá tan quân Thục. Hiển Công (tức Quư Minh) xuất quân qua đất Phấn Lôi (Ích Vịnh ngày nay) chiêu mộ thêm quân sĩ, dân binh xung vào đội gia thần. Ngày ra quân, tiếng reo động đất, cờ xí rợp đường. Uy vũ quân ta như sấm sét, giặc dẫm đạp lên nhau thua chạy, rồi quy hàng. Hiển Công thừa thắng chi viện cho các cánh quân khác, phá tan giặc nhà Thục.

Nhà vua phong thưởng cho các vị công thần, Hiển Công được phong Quư Minh Đại vương, ông xin trở lại Phấn Lôi lập ấp...
Rồi một ngày kia, Quư Minh đang đi du ngoạn trên núi Tản, bỗng gió mưa, sấm chớp nổi lên, đất trời u ám. Một tiếng vọng lớn từ vách núi:

“Nay triệu Quư Minh về cơi thọ
Cùng lên Thiên giới họp quân thần”

Quư Minh hóa ngay thành mây gió. Nhân dân Phấn Lôi lập miếu, viết Duệ hiệu phụng thờ. Từ đấy, khi vận nước cần, dân cầu đảo đều có ứng nghiệm. Nhiều đời đế vương gia phong là Thượng đẳng phúc thần, công lao với nước, với dân sánh cùng trời, đất...

Đ́nh Ích Vịnh c̣n lưu giữ được những di vật quư, có giá trị thể hiện văn hóa làng đặc sắc của cư dân nông nghiệp cổ truyền. Đó là 3 cỗ long ngai cổ đều có khắc thần hiệu. Một giá văn sơn son thếp vàng trang trí phù điêu tứ linh: Long, ly, quy, phượng. 4 đôi câu đối cổ và 2 bức hoành phi: “Ngưỡng cao sơn” và “Như thiên địa”. Cùng với bộ kiệu bát cống niên hiệu đầu đời Nguyễn (thế kỷ 18)... Những di vật trên thể hiện đạo lư uống nước nhớ nguồn, là minh chứng cho lịch sử một vùng đất băi ven sông Đáy. Đồng thời thể hiện nét tài hoa của ông cha ta cả về trí tuệ và bàn tay điêu khắc gỗ tinh xảo./.



Minh Nhượng



__________________
Xudoaimaytrang2005@yahoo.com
Page 1 of 1  sorted by
 
Quick Reply

Please log in to post quick replies.

Tweet this page Post to Digg Post to Del.icio.us


Create your own FREE Forum
Report Abuse
Powered by ActiveBoard